Phương pháp Wyckoff cùng người mới: xác định xu hướng và hòa mình vào đó. Phương pháp Wyckoff – Khi thị trường tăng giá và gặp phải kháng cự (lực bán), hoặc là nó vượt qua mức kháng cự này hoặc giá sẽ quay đầu đảo chiều. Điều này tương tự cũng xảy ra khi giá đang giảm và chạm về hỗ trợ, hoặc là nó sẽ phá thủng hỗ trợ hoặc giá sẽ quay đầu đảo chiều.

Xu hướng thị trường

Phương pháp Wyckoff cùng người mới: xác định xu hướng và hòa mình vào đó

Phương pháp Wyckoff cùng người mới: xác định xu hướng và hòa mình vào đó

Giá luôn thay đổi, các con sóng sinh ra từ sự thay đổi giá đó tạo ra xu hướng. giá di chuyển theo một chuỗi sóng theo hướng của xu hướng chính (gọi là sóng đẩy), các chuỗi sóng này được phân tách bởi một chuỗi sóng ngược hướng xu hướng chính (gọi là sóng hiệu chỉnh).

Nói một cách đơn giản hơn: Xu hướng là đường kháng cự yếu nhất khi giá di chuyển từ điểm này đến điểm khác vì nó đi theo con đường ít kháng cự nhất ( Luật tự nhiên, vạn vật di chuyển hoặc chảy theo con đường ít kháng cự). Do đó, công việc của một nhà giao dịch là xác định xu hướng và hòa mình vào nó.

Khi thị trường đang tăng giá và gặp phải kháng cự (lực bán), hoặc là nó vượt qua mức kháng cự này hoặc giá sẽ quay đầu đảo chiều. Điều này tương tự cũng xảy ra khi giá đang giảm và chạm về hỗ trợ, hoặc là nó sẽ phá thủng hỗ trợ hoặc giá sẽ quay đầu đảo chiều. Các điểm Pivot này là những thời điểm quan trọng và cho chúng ta những vị trí tuyệt vời để giao dịch.

Tùy theo hướng của chuyển động, chúng ta có thể phân xu hướng ra thành 3 loại: Xu hướng tăng, xu hướng giảm và xu hướng đi ngang (giằng co không có xu hướng).

Mô tả rõ ràng nhất của xu hướng tăng là khi giá cổ phiếu tạo ra một loạt sóng đẩy và sóng hiệu chỉnh tăng dần, tức đỉnh và đáy cao dần theo thời gian.

Tương tư, chúng ta nhận diện xu hướng giảm khi các đỉnh và đáy giảm dần, tạo ra một loạt các sóng đẩy và sóng hiệu chỉnh thấp dần.

Cuối cùng chúng ta xác định một chuyển động đi ngang (sideway) khi các đỉnh và đáy duy trì không đổi, biến động trong một khung giá (trading range).

3 loại xu hướng

Bạn cần lưu ý rằng, cả 3 loại xu hướng này không di chuyển theo cùng một hướng. Điều này có thể gây ra khó khăn cho các nhà giao dịch. Để giao dịch hiệu quả, chúng ta phải loại bỏ nghi ngờ nhiều nhất có thể, và để làm điều này, chúng ta phải xác định trước loại giao dịch nào nên được thực hiện.

Một điều kiện rất quan trọng cần tính đến khi lựa chọn kiểu giao dịch là định thời điểm ( tức hiệu chuẩn điểm mở vị thế). Nếu muốn thành công trong giao dịch, chúng ta phải có khả năng định thời điểm tốt, nhưng nếu muốn thành công trong ngắn hạn, ta phải biết cách yêu cầu việc định thời điểm thật hoàn hảo. Chính vì thế, một người mới nên bắt đầu từ giao dịch dài hạn cho đến khi anh ta được được thành công đều đặn.

Vì xu hướng có thể khác nhau tùy thuộc vào khung thời gian giao dịch nên giữ vị thế mua và bán tại cùng một thời điểm là chuyện có thể mặc dù rất khó. Nếu xu hướng trung hạn là tăng giá, bạn có thể thực hiện vị thế mua với kỳ vọng nắm giữ nó trong vài tuần hoặc vài tháng; và trong lúc đó, xu hướng giảm giá ngắn hạn xuất hiện, bạn có thể thực hiện vị thế bán khống và giữ vị thế mua cùng một thời điểm.

Mặc dù khả thi về mặt lý thuyết, việc duy trì kỷ luật giao dịch nhằm giữ hai vị thế ngược nhau cùng một lúc là điều cực kỳ khó khăn.Chỉ những nhà giao dịch chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm mới nên làm điều đó. Với những người mới bắt đầu, tốt hơn hết là giao dịch hài hòa với xu hướng và không giữ đồng thời 2 vị thế cho đến khi thành tích giao dịch ổn định.

Bạn phải học và hiểu các động lực tâm lý, mẫu hình hành vi và cảm xúc để kiểm soát thị trường. Một thị trường bò tót được chi phối bởi lòng tham, trong khi thị trường con gấu do nỗi sợ hãi kiểm soát.

Đây là 2 trạng thái cảm xúc chính điều khiển thị trường chung. Lòng tham khiến các nhà giao dịch trả giá cao hơn cho đến khi điều này dẫn đến trường hợp quá mua. Trái lại hoảng loạn gây ra bởi giá rơi dẫn đến viejc muốn bỏ các vị thế mua đang nắm giữ và bán, điều này càng bổ sung thêm lực và đà để thị trường rơi vào tình trạng quá bán.

Nếu một nhà giao dịch biết khai thác tâm lý ở khía cạnh tích cực thì việc có các trạng thái cảm xúc không phải là điều tiêu cực. Ngoài ra, có một điều rõ ràng như ban ngày: Quan trọng nhất là biết cách bảo vệ vốn (đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình).

Đánh giá xu hướng

Sự tương tác giữa cung và cầu khi xu hướng phát triển sẽ cho chúng ta các manh mối chứa đựng trong hành động giá. Chúng ta có nhiều công cụ khác nhau để đánh giá xu hướng.

Đánh giá xu hướng một cách cẩn trọng cũng giống như kiểm tra sức khỏe. Hành động này cho phép ta phát hiện bất cứ triệu chứng suy yếu nào hoặc nguồn lực đối lập nào đang mạnh lên. Công việc của chúng ta là đi theo dấu hiệu mạnh (sign of strength – viết tắt là SOS) và chống lại dấu hiệu yếu (sign of weakness – viết tắt là SOW).

Phân tích dấu hiệu mạnh (SOS) và dấu hiệu yếu (SOW)

  • Tốc Độ (Speed)

Tốc độ là góc mà giá chuyển động; vì thế nếu giá đang chuyển động nhanh hơn so với quá khứ, đó là dấu hiệu mạnh. Ngược lại, nếu giá chuyển động chậm hơn so với quá khứ, thì đó là dấu hiệu yếu

  • Hình Chiếu trong cấu trúc Wyckoff (Projection)

Với công cụ này, chúng ta đánh giá độ dài mà sóng đẩy di chuyển và so sánh nó với sóng đẩy trước đó nhằm xác định xem liệu dấu hiệu mạnh đã tăng lên hay bị suy yếu.

Để xu hướng tiếp tục được duy trì, độ dài của mỗi sóng đẩy cần phải vượt qua độ dài của sóng đẩy trước đó. Nếu sóng đẩy không thể tạo thêm tiến triển mới theo xu hướng (tức không thể dài hơn so với sóng đẩy trước đó), đó là cảnh báo cho thấy chuyển động hiện tại có khả năng sắp sửa kết thúc.

• Độ dài giữa 3 và 4 lớn hơn độ dài giữa 1 và 2 = dấu hiệu xu hướng mạnh lên.

• Độ dài giữa 5 và 6 nhỏ hơn độ dài giữa 3 và 4 = dấu hiệu xu hướng yếu đi.

• Độ dài của các cực điểm (đỉnh và đáy).

• Độ dài của 2 và 3 lớn hơn độ dài giữa 1 và 2 = dấu hiệu xu hướng mạnh lên.

• Độ dài giữa 3 và 4 nhỏ hơn độ dài giữa 2 và 3 = dấu hiệu xu hướng yếu đi.

  • Độ Sâu trong cấu trúc phương pháp Wyckoff (Depth)

Bằng cách phân tích độ sâu, chúng ta đánh giá khoảng cách mỗi lần giá chuyển động ngược xu hướng chính( tăng) nhằm xác định xem xu hướng đang yếu đi hay mạnh lên.

Giống như phân tích độ dài, chúng ta có thể đánh giá độ sâu bằng hai thước đo: khoảng cách mỗi lần giá điều chỉnh ngược xu hướng và khoảng cách giữa các đáy so với nhau.

Đáy hiện tại điều chỉnh thấp hơn so với đáy hình thành trước đó thể hiện dấu hiệu manh.

Đáy hiện tại điều chỉnh mạnh hơn so với đáy hình thành trước đó thể hiện dấu hiệu yếu.

  • Đường Thẳng trong cấu trúc phương pháp Wyckoff (Line)

Đường thẳng giúp tạo ra phân cách giới hạn cho các khung giá ( range ) và xác định góc của xu hướng tăng giá. Các đường thẳng sẽ giúp ta nhìn thấy các mức hỗ trợ và kháng cự mà ta cần quan sát hành động của giá. Đồng thời, khi giá tiệm cận hoặc chạm vào các đường thẳng này là lúc ta tìm kiếm các dấu hiệu bổ sung để quan sát khả năng đảo chiều, từ đó thu được các cơ hội giao dịch đa dạng.

Giá càng nhiều lần chạm vào đường thẳng, thì đường thẳng đó càng đáng tin cậy trong việc phân tích. Bạn phải cẩn trọng không vẽ các đường thẳng một cách bừa bãi, nhất là ở các chuyển động giá nhỏ. Để vẽ đường thẳng đúng đòi hỏi phải có sự đánh giá tốt, nếu không, nó sẽ làm bạn rối trí khi phân tích.

Khi giá xuyên qua một đường thẳng, ta phải thận trọng cao độ hơn và sẵn sàng hành động ngay. Phụ thuộc vào vị trí mà điểm phá vỡ xảy ra, cũng như bản thân hành động giá, chúng ta có thể thấy được nhiều tình huống khác nhau. Ta cần phải hiểu sâu sắc hành động giá và khối lượng để xác định kịch bản nào có khả năng xảy ra nhiều nhất.

  • Đường Nằm Ngang trong cấu trúc Wyckoff (Horizontal Line)

Đường nằm ngang liên kết ít nhất hai đỉnh sẽ tạo ra mức kháng cự, đây là khu vực mà nguồn cung đã lấn át cầu bằng cách làm giá ngừng tăng. Đó là lý do tại sao chúng ta kỳ vọng người bán sẽ xuất hiện trở lại nếu như trong tương lai, giá tiếp tục kiểm tra lại mức đó.

Khi một đường nằm ngang vừa đóng vai trò hỗ trợ vừa đóng vai trò kháng cự, nó được gọi là đường hấp thụ ( shaft line ). Giá có khuynh hướng biến động xung quanh các đường trục này. Những mức giá này thay đổi vai trò liên tục; kháng cự bị phá vỡ sẽ trở thành hỗ trợ và ngược lại, hỗ trợ bị phá vỡ sẽ trở thành kháng cự.

  • Đường Xu Hướng trong cấu trúc Wyckoff (Trend Line)

Xác định bản chất của xu hướng, bước tiếp theo là xây dựng hướng dẫn, nhằm tận dụng được chuyển động giá. Việc chúng ta cần làm đơn giản là nối hai hoặc nhiều điểm giá lại với nhau. Trong xu hướng giảm, đường xu hướng được vẽ bằng cách liên kết hai đỉnh giảm dần. Đây được gọi là đường cung vì nó dựa trên giả thiết rằng người bán sẽ xuất hiện ở đó.

Trong xu hướng tăng, đường xu hướng được vẽ bằng cách liên kết hai đáy dốc lên. Đường xu hướng này gọi là đường cầu vì nó đánh dấu điểm mà người mua được cho là sẽ xuất hiện trở lại.

Kênh Giá trong cấu trúc Wyckoff (Channel)
Đường xu hướng tăng hoặc còn gọi là đường cầu được kéo vẽ song song ở phía đối lập, từ một đỉnh (nằm giữa hai đáy) nhằm chứa nhiều nhất các mức giá, thì nó đã tạo ra đường quá mua. Cả hai đường này tạo nên kênh xu hướng lên. Kênh xu hướng tăng nhận diện sự tăng lên của giá. Nhà giao dịch nên thận trọng với trạng thái quá mua. Tình huống này được tạo ra khi giá vượt qua đỉnh cao của kênh xu hướng tăng. Vì tốc độ tăng giá quá nhanh, giá chạm vào điểm mà ở đó, giá rất nhạy cảm với việc đóng vị thế mua ( long coverage ) và với sự rút lui của những người mua giàu kinh nghiệm, cho thấy sự yếu đi của xu hướng.

Đường xu hướng giảm hoặc còn gọi là đường cung được kéo vẽ song song ở phía đối lập, từ một đáy (nằm giữa hai đỉnh) nhằm chứa nhiều nhất các mức giá, thì đường bán quá mức được tạo ra. Cả hai đường này tạo nên kênh giá giảm. Chúng sẽ xác định việc giảm giá. Các nhà giao dịch nên thận trọng với tình trạng quá bán. Tình huống này xảy ra khi giá phá thủng đường xu hướng bên dưới của kênh giá. Chuyển động giảm giá thường rất nhanh, do vậy giá chạm đến điểm rất nhạy cảm với việc đóng vị thế bán khống (short coverage) để chốt lãi và sự rút lui toàn diện của những nhà đầu tư có kinh nghiệm; cho thấy xu hướng giảm đã suy yếu đi. Điều này thường khiến giá hồi phục.