Quy luật Cung – Cầu, chi tiết trong Wyckoff 2.0 và những lỗi thường xảy ra. Quy luật Cung – Cầu là một trong 3 quy luật cơ bản trong phương pháp luận giao dịch Wyckoff. Đây là quy luật cơ bản dựa trên lý thuyết Thị trường Đấu giá để từ đó giải thích những điều chỉnh về giá.

Quy luật Cung – Cầu, chi tiết trong Wyckoff 2.0 và những lỗi thường xảy ra

Quy luật Cung – Cầu, chi tiết trong Wyckoff 2.0 và những lỗi thường xảy ra

Quy luật Cung – Cầu, chi tiết trong Wyckoff 2.0

Bài viết được trích từ cuốn sách Wyckoff 2.0 – Tìm hiểu chuyên sâu về cấu trúc, hồ sơ khối lượng và dòng chảy lệnh trên thị trường

Ban đầu, các nghiên cứu của Richard Wyckoff cũng đã đề xuất cho chúng ta rằng:

  • Nếu cầu lớn hơn cung, giá sẽ tăng.
  • Nếu cung lớn hơn cầu, giá sẽ giảm.
  • Nếu cung và cầu ở trạng thái cân bằng, giá sẽ đi ngang.

CÁC LỖI DIỄN GIẢI THƯỜNG GẶP

Các ý tưởng này rất chung chung, vì vậy cần có đủ các điều kiện vì nếu không sẽ xuất hiện một loạt các lỗi diễn giải khi sử dụng quy luật Cung – Cầu này.

  • Lỗi diễn giải 1: Giá tăng vì có nhiều người mua hơn người bán, hoặc giá giảm vì có nhiều người bán hơn người mua

Trên thị trường luôn có số lượng người mua và người bán bằng nhau; vì để có người mua thì phải có người bán cho anh. Dù anh ta muốn mua bao nhiêu đi nữa, nhưng không có người sẵn sàng bán (tạo ra phe đối ứng), thì giao dịch cũng sẽ không được diễn ra.

Chìa khóa nằm ở tính chất (chủ động hay bị động) của các nhà giao dịch khi tham gia thị trường.

  • Lỗi diễn giải 2: Giá tăng vì lượng cầu nhiều hơn lượn cung hoặc giá giảm vì lượng cung nhiều hơn lượng cầu.

Vấn đề ở tuyên bố này là đặt tên cho lượng cầu là toàn bộ tất cả những gì liên quan đến việc mua và lượng cung là toàn bộ những gì liên quan đến việc bán. Trên thực tế, chúng là những khái niệm khác nhau và cần tách chúng ra khi đề cập đến khái niệm này hay khái niệm kia.

Lượng Cung – Cầu thực tế là các lệnh giới hạn mà người mua và người bán đặt sẵn trong cột BID – ASK và đang chờ để được thực hiện, chúng được biết đến như tính thanh khoản.

MỞ RỘNG GIÁ BID/ASK, CHÊNH LỆCH VÀ THANH KHOẢN

Không có một mức giá duy nhất trên thị trường tài chính. Đây là điều hiển nhiên nhưng không phải ai cũng hiểu rõ.

Khi một người tham gia vào thị trường, anh ta sẽ tìm thấy hai mức giá: giá mua và giá bán.

Giá BID

Cột giá BID (giá chào mua) là một phần của sổ lệnh, là nơi người mua đặt lệnh muốn mua (lệnh mua giới hạn) và là nơi người bán tìm đến để khớp các lệnh chờ mua đặt sẵn của người muốn mua. Mức giá cao nhất trong cột BID sẽ được gọi là giá BID tốt nhất, nó thể hiện mức giá tốt nhất có thể bán tại thời điểm hiện tại.

Giá ASK

Cột Giá ASK (giá chào bán) là một phần của sổ lệnh, là nơi người bán đặt lệnh muốn bán và là nơi mà người mua tìm đến để khớp các lệnh chờ bán sẵn này của người bán. Mức giá thấp nhất trong cột ASK sẽ được gọi là giá ASK tốt nhất, nó thể hiện mức giá tốt nhất có thể mua tại thời điểm hiện tại. Do đó, chính cơ chế thực hiện lệnh sẽ quyết định giá.

Sự khác biệt giữa giá BID và giá ASK được gọi là Spread (chênh lệch giá), là một chỉ số được tính đến để đánh giá tính thanh khoản của tài sản. Spread càng thấp, giao dịch càng dễ dàng.