Wyckoff 2.0: Thị trường là một thực thể sống luôn thay đổi do sự tương tác liên tục giữa cung và cầu. Suốt chiều dài lịch sử giao thương, sự tương tác cung và cầu là quy luật cơ bản nhưng ảnh hưởng sâu sắc đến giá cả hầu hết hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.
Như chúng tôi đã đề cập trong một số trường hợp, thị trường là một thực thể sống luôn thay đổi do sự tương tác liên tục giữa cung và cầu. Sự tương tác này là nguyên nhân tạo ra các cấu trúc, vì vậy việc tương tác giữa cung và cầu có thể được phát triển theo những cách khác nhau.
Wyckoff 2.0: Thị trường là một thực thể sống luôn thay đổi do sự tương tác liên tục giữa cung và cầu
Sẽ là vô nghĩa nếu tiếp cận thị trường với suy nghĩ rằng nó phải hoạt động như cách chúng ta muốn. Thực tế là mọi khoảnh khắc đều là duy nhất và sẽ khác với bất kỳ khoảnh khắc nào khác trong tương lai, vì thực tế một trường hợp không thể diễn ra chính xác ở hai thời điểm khác nhau.
Để cung và cầu phát triển theo cùng một cách, những người tham gia thị trường phải giống nhau và hành xử theo cùng một hướng, điều này là bất khả thi.
Đó là lý do tại sao điều quan trọng chính là bạn phải cởi mở, cố gắng nắm bắt và hiểu được phương pháp luận. Wyckoff đã cung cấp một số hướng dẫn để chúng ta có thể nhận biết được những điểm nổi bật: cách thị trường vận hành, các quá trình tích lũy và phân phối và ba quy luật cơ bản.
Đây là khung lý thuyết nền tảng cho phương pháp luận. Nhà giao dịch Wyckoff sẽ dựa vào các công cụ này để phân tích biểu đồ, nhằm cố gắng làm sáng tỏ ai đang là người kiểm soát thị trường, từ đó có thể đưa ra các quyết định sáng suốt.
Bước tiếp theo là xác định sự phát triển của một cấu trúc ngay cả khi nó không ở trạng thái lý tưởng. Trong nhiều trường hợp, chúng ta có thể làm việc thực tế với các cấu trúc đã được điều chỉnh so với cấu trúc cổ điển đã được nghiên cứu, nhưng cũng sẽ có những trường hợp điều này không xảy ra.
Và đây không phải là một điều đáng thất vọng. Các nhà giao dịch Wyckoff tiên tiến hiểu rằng, các quá trình tích lũy và phân phối này có thể diễn ra khác nhau, tùy thuộc vào mức độ cân bằng hay không cân bằng của thị trường đang có lợi cho người mua và người bán.
Đây là chìa khóa cho mọi thứ. Dựa trên điều kiện của thị trường tại thời điểm đó (ai là người có quyền kiểm soát nhiều nhất), giá sẽ phát triển kiểu cấu trúc này hay kiểu cấu trúc khác.
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét một số kiểu cấu trúc độc đáo.
Cấu Trúc Xiên
Mặc dù chúng khó nhìn thấy hơn, nhưng chúng cũng được phát triển theo cách giống như các cấu trúc nằm ngang. Hãy làm một bài kiểm tra, bạn lấy một trong các ví dụ dưới đây và cố gắng xoay hình ảnh của chúng để trông tương tự như một cấu trúc nằm ngang. Bạn sẽ thấy rằng các hành vi, sự kiện và pha có sự phát triển giống hệt với cấu trúc nằm ngang. Yếu tố duy nhất thay đổi là điều kiện thị trường, và có những tình huống mà người mua hoặc người bán ban đầu sẽ có nhiều quyền kiểm soát hơn.
Nói chung chúng ta sẽ có quan điểm rằng, cấu trúc có độ dốc hướng lên cho thấy người mua đang có một sức mạnh tốt hơn, tức là khả năng kiểm soát của người mua tốt hơn; và các cấu trúc có độ dốc xuống cho thấy người bán có sức mạnh tốt hơn, tức là khả năng kiểm soát của người bán nhiều hơn.
Ban đầu, khi xác định điểm dừng trong Pha A, chúng ta sẽ thiết lập các giới hạn trên và dưới của cấu trúc theo chiều ngang. Nếu chúng ta quan sát thấy rằng trong Pha B, giá đang không tôn trọng những điểm cực này và bắt đầu di chuyển ra khỏi cấu trúc, thì đây sẽ là lúc bạn bắt đầu suy nghĩ có thể sẽ xuất hiện một cấu trúc xiên.
Chúng ta sẽ thử kết nối các điểm cực mới này và quan sát xem liệu giá có thực sự tôn trọng các giới hạn trên và dưới của cấu trúc xiên này không.
Khi thời gian trôi qua, chúng ta sẽ dễ dàng thấy, liệu rằng giá có tôn trọng các điểm cực của cấu trúc xiên hay không. Bằng cách kết nối các đáy và đỉnh của Pha A, B và C. Bạn có thể vẽ trước một biên và biên còn lại song song với đường biên đã vẽ. Điều quan trọng là sau khi vẽ hai đường biên trên và dưới tạo nên một kênh giá, kênh này sẽ cần chứa hầu như tất cả các hành động giá bên trong nó. Giá càng có nhiều điểm chạm ở các cực, cấu trúc càng hoạt động tốt (giá tuân thủ cấu trúc).
Điều quan trọng cần lưu ý là chúng ta không cần phải nhìn thấy diễn biến giá hoàn hảo ở những điểm cực để có thể xác định rằng giá có đang hoạt động theo cấu trúc đó hay không. Không cần phải là một sự chính xác tuyệt đối, chìa khóa ở đây là chúng ta có thể vẽ được một đường hoặc một vùng (có độ rộng nhất định) cho phép chúng ta kết nối tất cả các điểm cực, chứ không nhất thiết phải nằm trên một đường thẳng.
Tương tự, tôi luôn khuyên bạn không nên loại bỏ hoàn toàn các cấu trúc ngang. Đặc biệt, chúng giúp tôi tự tin hơn và cũng không loại trừ khả năng giá có thể sẽ trở lại với các cấu trúc ban đầu này, khi đó chúng ta có thể tiếp tục làm việc trên các cấu trúc này.