5 lưu ý khi ứng dụng chu kỳ Wyckoff trong giao dịch. Trong mô hình Wyckoff, chu kỳ giá thông thường trải qua 4 giai đoạn: Tích lũy – Tăng giá – Phân phối – Giảm giá. Một khi nằm lòng 4 chu kỳ này thì kiếm tiền từ giao dịch dựa vào chu kỳ có dễ?

5 lưu ý khi ứng dụng chu kỳ Wyckoff trong giao dịch

5 lưu ý khi ứng dụng chu kỳ Wyckoff trong giao dịch

Chu kỳ Wyckoff trong giao dịch

Bốn giai đoạn của một chu kỳ ở dạng đơn giản và lý tưởng hóa đó là:

1. Tích lũy: Một giai đoạn đi ngang trong đó những tay chơi lớn mua cẩn thận và khéo léo, mà không đẩy giá lên. Công chúng không hề biết những gì đang diễn ra, thị trường nằm ngoài tầm quan sát và không được công chúng chú ý khi đang trong quá trình tích lũy.

2. Tăng giá: Xu hướng tăng cổ điển. Tại thời điểm này, công chúng nhận thức được sự chuyển động của giá cả, và việc họ mua vào sẽ đẩy giá lên cao hơn. Những dòng tiền thông minh đã mua trong giai đoạn tích lũy có thể chốt lời một phần khi giá đang tăng mạnh hoặc có thể họ chỉ nắm giữ và đợi giá lên cao hơn.

3. Phân phối: Cuối cùng, xu hướng tăng trưởng kết thúc và thị trường bước vào giai đoạn phân phối, trong đó những dòng tiền thông minh bán nốt phần tài sản còn lại của họ cho công chúng – những người vẫn thường dự đoán giá còn lên cao hơn nữa. Những người chơi thực sự thông minh thậm chí còn bán khống trong giai đoạn này.

4. Giảm giá: Xu hướng giảm sẽ đi sau giai đoạn phân phối. Những người chơi thông minh sẽ mua lại một số tài sản họ đã bán khống trong thời kỳ suy yếu này. Cuối cùng, công chúng nhận ra rằng tương lai giá không thể lên cao hơn được, vì vậy họ hoảng sợ bán hết các vị thế của mình. Sự hoảng loạn này thường đánh dấu sự kết thúc của xu hướng giảm.

Kiếm tiền từ giao dịch dựa vào chu kỳ liệu có dễ?

Tìm giai đoạn tích lũy trên khung thời gian bạn đã chọn. Mua. Chờ phân phối. Bán và bán khống. Mua lại khi thị trường quay về giai đoạn tích lũy. Lặp lại quá trình trên. Xong, phải không? Không dễ vậy đâu!

5 lưu ý khi ứng dụng chu kỳ Wyckoff trong giao dịch

Mặc dù chu kỳ này cho bạn một bản đồ hữu ích và một cái nhìn tổng thể, nhưng khi áp dụng vào thực tế bạn sẽ gặp phải những vấn đề không hề đơn giản:

  • Lưu ý 1: Giai đoạn tích lũy đúng là sẽ dẫn đến những đợt tăng giá đáng kể, nhưng rất khó để căn đúng điểm thoát khỏi các vùng tích lũy. Mua vào khi có đột phá dẫn đến một loạt các khoản (hoặc, tùy vào kỷ luật quản lý giao dịch của bạn, có thể lỗ nhỏ cũng khá lớn đấy).
  • Lưu ý 2: Mua trong vùng tích lũy không đơn giản, vì thường không có điểm cắt lỗ rõ ràng. Đặt điểm dừng lỗ dưới vùng tích lũy thường là sai, bởi vì bạn đang muốn mua vào chứ không phải bán ra.
  • Lưu ý 3: Đôi khi những vùng trông giống như tích lũy hóa ra không phải là tích lũy, đáy bị xuyên thủng nhưng thị trường không tăng trở lại. Những tổn thất nhỏ có thể nhanh chóng trở thành những khoản thua lỗ lớn trong những lúc như thế này.
  • Lưu ý 4: Giao dịch theo xu hướng tăng và giảm (tăng giá và giảm giá) cũng không đơn giản như mong đợi. Có rất nhiều mô hình có thể giao dịch trong mỗi xu hướng, cũng như các mô hình cho thấy xu hướng sắp kết thúc, nhưng cần có kỹ năng thực sự để xác định và giao dịch các mô hình này.
  • Lưu ý 5: Các thời kỳ tăng trưởng thường đi vào một giai đoạn kéo dài, đi ngang – đó có thể là vùng tích lũy mà cũng có thể là vùng phân phối. Mô hình không phải lúc nào cũng là tích lũy – tăng trưởng – phân phối; mà đôi khi là tích lũy – tăng trưởng – tích lũy, hoặc một số biến thể khác.

Và có lẽ quan trọng nhất, hãy nhớ rằng không ai đúng 100%, và sai có nghĩa là đoán sai hướng của thị trường. Quản lý rủi ro là điều cần thiết để hạn chế thiệt hại do những sai lầm gây ra.