Học và thực hành phương pháp Wyckoff 2.0: Mẫu hình bất thường trên thị trường chứng khoán. Nếu chúng ta muốn trở thành một nhà giao dịch chuyên nghiệp, chúng ta có thể dựa theo khung phương pháp luận Wyckoff áp dụng cho tất cả cấu trúc Phân phối hoặc Tích lũy, bất kể hình dáng của chúng như thế nào, bao gồm các mẫu hình như vai đầu vai, cái nêm (wedges), hoặc tam giác,…

Học và thực hành phương pháp Wyckoff 2.0: Mẫu hình bất thường trên thị trường chứng khoán

Học và thực hành phương pháp Wyckoff 2.0: Mẫu hình bất thường trên thị trường chứng khoán

Học và thực hành phương pháp Wyckoff 2.0: Mẫu hình bất thường trên thị trường chứng khoán

Theo quan điểm của tôi, việc cố gắng giải thích cho mọi chuyển động và sự phát triển của cấu trúc theo phương pháp luận Wyckoff không phải là điều được Wyckoff ủng hộ. Wyckoff rất ít khi phân tích một cách máy móc như vậy, nghiên cứu của ông sâu hơn thế nhiều, vì vậy điều mà bạn cần làm là tránh biến hóa phương pháp Wyckoff để phù hợp với các mẫu hình cổ điển.

Khi chúng ta đánh giá lại, bất kỳ phạm vi giao dịch nào cũng có thể được gán nhãn. Nhưng điều này sẽ không mang lại nhiều giá trị. Việc gán nhãn các biểu đồ trong quá khứ là một bài tập rất thú vị dành cho các nhà giao dịch mới bắt đầu, khi họ cố gắng áp dụng kiến thức của họ vào thực tế và nuôi dưỡng tiềm thức của họ để chuẩn bị cho các giao dịch trong thực tế. Nhưng một khi bạn đã có một mức độ nghiên cứu nhất định về phương pháp luận, việc tiếp tục gán nhãn cho các biểu đồ sẽ trở nên vô nghĩa.

Điều quan trọng là bất kỳ cấu trúc nào (nếu chúng ta tự ép mình) đều có thể trở thành một cấu trúc đẹp, phù hợp hoàn hảo với các sự kiện và các pha của phương pháp Wyckoff. Nhưng trọng tâm của chúng ta không phải thế, liệu có ích gì khi gán nhãn cho các sự kiện đảo chiều trong quá khứ mà trong thực tế chúng ta không thể áp dụng?

Theo quan điểm của tôi, thật lãng phí thời gian và năng lượng để cố gắng nghiên cứu các cấu trúc bất thường, chủ yếu là vì chúng không xuất hiện thường xuyên, với bất kỳ dấu hiệu đáng tin cậy nào. Vì vậy lời khuyên của chúng tôi là hãy chờ đợi các cấu trúc cổ điển xuất hiện. Cấu trúc cổ điển, với sự phát triển chặt chẽ của các sự kiện và hình thành các pha, nhưng đồng thời cũng cho phép sự linh hoạt nhất định dựa trên các điều kiện cụ thể của thị trường. Ví dụ hoàn hảo cho phát biểu này là cấu trúc xiên: Nơi mà cấu trúc cổ điển hình thành các sự kiện và giai đoạn hoàn hảo, đồng thời các điều kiện nền tảng (lực mua hoặc lực bán) đã điều chỉnh lại cấu trúc khiến cho nó dốc lên trên hoặc dốc xuống dưới khi phát triển đến cuối cùng.

Biểu đồ FDAX này là một ví dụ rất tốt về những gì tôi muốn nói đến. Khi quá trình phát triển của cấu trúc hoàn tất, tôi hoàn toàn có thể nhìn lại và dễ dàng gán nhãn cho mọi động thái của cấu trúc nếu tôi muốn, nhưng trong thực tế, mẫu hình này không thể sử dụng để thực hiện giao dịch. Một cấu trúc có biên dưới cố định theo chiều ngang nhưng các biên trên lại cao dần (đỉnh sau cao hơn đỉnh trước). Điều này không có ý nghĩa gì để tham gia vị thế ở đây.

Bên cạnh các loại cấu trúc không thể hoạt động này, thì đây là thời điểm tốt để nhớ rằng lý thuyết và thực hành trong thời gian thực thường không đi đôi với nhau và bạn cần phải có một tinh thần cởi mở. Trong biểu đồ S&P500, khi nhìn lại quá khứ, đúng là chúng ta có thể quan sát thấy một cấu trúc chính xác, đặc biệt là ở phần cuối của cấu trúc, nhưng nhiều người sẽ cảm thấy khó khăn khi đang cố gắng xác định đâu là Pha A trong thời gian thực.

Trong ví dụ trên, bạn sẽ thấy sau khi giá đi lên, giá phát triển một động thái giảm khá lớn và sau đó hình thành một động thái đi lên, vượt qua mức đỉnh cũ. Liệu điều này có hình thành các điểm BC, AR hoặc ST không? Rất có thể, nhưng đó không phải là những gì có chúng ta cần bận tâm. Điều quan trọng chúng ta nên quan tâm đó là sự thay đổi về tính chất đã xảy ra, giá đã chuyển từ trạng thái có xu hướng sang trạng thái đi ngang, và nhờ vậy chúng ta có thể hình thành một điểm hỗ trợ tiềm năng. Đây là tất cả những gì quan trọng mà bạn cần phải rút ra, chính là bối cảnh đằng sau hành động giá.

Nhiều người có thể vẫn chỉ chăm chăm tìm kiếm các cấu trúc giá theo “sách giáo khoa”, mặc dù chúng ta thấy chúng xuất hiện mọi lúc, nhưng việc nghiên cứu phương pháp luận thú vị hơn nhiều so với việc chỉ chăm chăm tập trung vào tìm kiếm các cấu trúc hoàn hảo.

Đây là một ví dụ khác tương tự. Nếu chúng ta chỉ quan sát thị trường từ một quan điểm bảo thủ với mục đích chỉ để tìm cách xác định những chuyển động hoàn hảo, cấu trúc hoàn hảo mà về lý thuyết là phải có ở giữa các giai đoạn, chúng ta có thể gặp khó khăn trong việc xác định các sự kiện khi chúng ta quan sát kiểu phát triển này.

Nếu xem kỹ ba chuyển động mà tôi đã đánh dấu là SC, AR và ST, thì Pha B sẽ có rất ít thời gian, vì sự kiện khách quan duy nhất được quan sát trên biểu đồ là sự rũ bỏ của Pha C. Sau đó, chúng ta sẽ làm gì nếu lý thuyết cho chúng ta cho biết rằng Pha B phải dài hơn Pha A và C? Điều này thật vô nghĩa, lý thuyết là rất tốt để khái quát các sự kiện, nhưng giao dịch và phân tích theo thời gian thực sẽ đòi hỏi một tư duy cởi mở hơn nhiều.

Một khi nhà giao dịch đạt đến một mức độ hiểu biết nhất định về phương pháp luận, anh ta nên tập trung vào việc nhìn thị trường và phân tích động lực giá chứ không phải chỉ quan tâm về các nhãn.