Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 1 phần rất quan trọng và là trọng tâm của phương pháp Wyckoff – đó chính là phân tích Cung Cầu. Phương pháp Wyckoff: Phân tích cung cầu trên thị trường chứng khoán.
Phương pháp Wyckoff: Phân tích cung cầu trên thị trường chứng khoán.
Việc phân tích CUNG và CẦU sử dụng biểu đồ thanh (hoặc biểu đồ nến) và khối lượng giao dịch là một trong những trọng tâm của phương pháp Wyckoff. Ví dụ, một thanh giá có biên độ giá lớn (có thân lớn), đóng cửa cao hơn nhiều so với mức đỉnh cao nhất của một số thanh giá trước đó kèm theo khối lượng giao dịch cao hơn mức trung bình cho thấy sự hiện diện của CẦU. Tương tự, những thanh giá có biên độ giá lớn và khối lượng giao dịch lớn đóng cửa thấp hơn so với mức đáy thấp nhất của những thanh giá hoặc cây nến trước đó, cho thấy sự hiện diện của CUNG.
Trên đây là những ví dụ đơn giản nhưng cũng đủ cho thấy được mức độ tinh tế của phương pháp Wyckoff. Để đánh nhãn (LPS, SOS, AR…) và hiểu ý nghĩa của các SỰ KIỆN và GIAI ĐOẠN xuất hiện bên trong phạm vi giao dịch, cũng như xác định thời điểm giá sẵn sàng tăng hoặc giảm, chúng ta cần đánh giá đúng về CUNG và CẦU.
Chắc anh em vẫn còn nhớ quy luật thứ nhất và thứ ba của phương pháp Wyckoff được mô tả trước đó (Quy luật CUNG – CẦU và NỖ LỰC – KẾT QUẢ). Hai quy luật trên thể hiện cách tiếp cận cốt lõi này.
- Quy luật CUNG – CẦU: Khi nhu cầu mua cổ phiếu vượt quá nhu cầu bán, giá sẽ tăng đến một mức mà tại đó CẦU GIẢM hoặc CUNG TĂNG để tạo ra một TRẠNG THÁI CÂN BẰNG mới (nhất thời). Điều ngược lại cũng đúng: khi nhu cầu bán (CUNG) vượt quá nhu cầu mua (CẦU), giá sẽ chệch khỏi trạng thái cân bằng và giảm giá đến mức CUNG và CẦU cân bằng.
- Quy luật NỖ LỰC – KẾT QUẢ: Đây là 1 quy luật sử dụng sự khác biệt giữa khối lượng và giá để dự đoán các bước ngoặt tiềm năng trong xu hướng giá. Ví dụ: khi KHỐI LƯỢNG (NỖ LỰC) và GIÁ (KẾT QUẢ) đều tăng đáng kể, chúng hài hòa với nhau, cho thấy rằng CẦU có khả năng sẽ tiếp tục đẩy giá tăng cao hơn.
Trong một số trường hợp, KHỐI LƯỢNG tăng, thậm chí tăng rất nhiều, nhưng GIÁ không tăng theo, chỉ tạo ra một vài thay đổi nhỏ và cây nến hoặc thanh giá đóng cửa ngày hôm đó rất bé. Nếu hiện tượng này xuất hiện tại hỗ trợ của một phạm vi giao dịch tích lũy, nó cho thấy sự hấp thụ nguồn cung của các nhóm lợi ích lớn và là một dấu hiệu tăng giá.
Tương tự, KHỐI LƯỢNG giao dịch lớn xuất hiện trong một phạm vi giao dịch phân phối, nhưng GIÁ tăng rất ít cho thấy sự hiện diện của lực CUNG, từ các tổ chức lớn. Chúng ta cùng quan sát ví dụ dưới đây:
Trong biểu đồ AAPL phía trên, chúng ta có thể quan sát Quy tắc NỖ LỰC – KẾT QUẢ trong ba phản ứng giá:
- Reaction #1: Đầu tiên, chúng ta thấy giá giảm trên một số thanh giá có biên độ lớn với khối lượng giao dịch ngày càng gia tăng. Điều này cho thấy sự hài hòa giữa KHỐI LƯỢNG (NỖ LỰC) và SỰ SỤT GIẢM CỦA GIÁ (KẾT QUẢ) >>> Khả năng giá sẽ tiếp tục giảm sâu hơn
- Reaction #2: Trong Phản ứng giá thứ #2, giá giảm tương tự như trong Phản ứng giá thứ #1, nhưng các thanh giá có biên độ nhỏ hơn và khối lượng giao dịch thấp hơn >>> điều này cho thấy CUNG giảm >>> ít nhất là một đợt phục hồi ngắn hạn sẽ xuất hiện.
- Reaction #3: Trong Phản ứng số #3, giá không tăng nhiều trong khi khối lượng giao dịch lại tăng. Điều này cho thấy NỖ LỰC tăng lên (KHỐI LƯỢNG TĂNG) trong khi KẾT QUẢ thấp (GIÁ KHÔNG TĂNG NHIỀU) >>> có sự hiện diện của những người mua (Các tổ chức và nhóm lợi ịch lớn) đang hấp thụ CUNG >>> dự đoán giá tiếp tục tăng.