Mẫu hình tích lũy cổ phiếu theo mô hình Wyckoff. Mỗi một giai đoạn sẽ cho chúng ta các chiến lược mua bán cổ phiếu khác nhau để quyết định lướt sóng hay nắm giữ hay không tham gia thị trường tại từng pha của cổ phiếu.

Mô hình Wyckoff

Mẫu hình tích lũy cổ phiếu theo mô hình Wyckoff số 1:

Mẫu hình tích lũy cổ phiếu theo mô hình Wyckoff

Mẫu hình tích lũy cổ phiếu theo mô hình Wyckoff

Đây là mẫu hình phổ biến nhất và dễ tìm nhất khi tìm kiếm trên các trang web tìm kiếm. Mẫu hình này miêu tả đầy đủ nhất tất cả các pha cũng như các sự kiện tương ứng tại các pha. Mỗi pha có các đặc điểm khác nhau như pha giảm (A), pha đi ngang xiết chặt nền(B), pha test kiểm tra cung cầu tại các vùng hỗ trợ kháng cự (C). Pha test kiểm tra cung để bắt đầu vượt thoát kênh tích lũy(D). Pha tăng tốc, cổ phiếu bước vào giai đoạn chạy tăng tốc (E).

Mỗi một giai đoạn sẽ cho chúng ta các chiến lược mua bán cổ phiếu khác nhau để quyết định lướt sóng hay nắm giữ hay không tham gia thị trường tại từng pha của cổ phiếu.

Chúng ta thường nghe nói về cổ phiếu 3 đáy, đáy ở đây chính là SC ST và pha Spring.

  • Đáy 1 là vị trí nhà đầu tư hay mua nhất. Với tâm lý bắt đáy. Thì việc bắt đáy ở SC rủi ro nhất.
  • Đáy 2 thường là vị trí ST. Nhà đầu tư bắt đáy ít hơn. Nếu bắt đáy 2 thì chúng ta sẽ lướt sóng 5-10% là bán ra chốt lãi vì rất có thể nó tạo ra đáy 3.
  • Đáy 3 chính là Spring. Ít nhà đâu tư dám bắt đáy nữa. Vì lúc này giá còn giảm sâu hơn vùng hỗ trợ trước đó là SC ST. Tuy nhiên giá phục hồi rất nhanh bằng những cây nến tăng giá.

Ví dụ như PVT xuất hiện đáy 3 chính là cây nến giảm sâu nhất nhưng nhanh chóng phục hồi. ( Ba đáy được đánh dấu)

Ngoài ra chúng ta có thể biết đến một số biến thể của mô hình này như:

Mẫu hình này sẽ khuyết đi sự kiện Spring. Đây là dạng thường xuyên gặp trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ví dụ cổ phiếu NKG năm 2020. tạo 2 đáy với đáy mới thấp hơn đáy trước ( Vùng khoanh đánh dấu )nhưng ngay đó cổ phiếu phục hồi và test lại ở pha C và D liên tục trước khi đi lên mạnh.