Thuật ngữ Wyckoff trong xu hướng tích lũy (Phần 2). Thuật ngữ Wyckoff sử dụng chỉ điểm bắt đầu xuất hiện lực Cầu mua vào và tạo ra một mức hỗ trợ đầu tiên sau một giai đoạn downtrend. Khối lượng giao dịch tăng lên và biên độ giá lớn, điều này cho thấy xu hướng giảm có thể sắp kết thúc.
6. Test— Các điểm test lại lượng cung
Các phiên test cung trong suốt quá trình tích lũy và tại các điểm chính trong một giai đoạn tăng giá. Nếu xuất hiện một lượng cung lớn ở các phiên test cung, điều đó có nghĩa là giá chưa sẵn sàng để đẩy lên mức cao hơn. Một phiên Spring thường được theo sau bởi một hoặc nhiều phiên test cung; một phiên test cung thành công (Có nghĩa là giá chuẩn bị tăng) thường có khối lượng giao dịch giảm khi giá bị điều chỉnh và tạo đáy cao hơn đáy của phiên spring.
7. SOS—sign of strength (Chỉ số sức mạnh)
Là phiên tăng giá với biên độ rộng kèm theo khối lượng tăng cao. Thường một phiên SOS xuất hiện sau phiên Spring, đây chính là tín hiệu xác nhận hành động giá trước đó (nghĩa là xác nhận giá đã tạo đáy và chuyển sang giai đoạn tăng giá).
8. LPS—last point of support (Điểm hỗ trợ cuối cùng)
Là mức giá thấp nhất của những phiên điều chỉnh sau khi xuất hiện phiên SOS (chỉ số sức mạnh). Và mức giá thường sẽ điều chỉnh về gần mức kháng cự trước đó với biên độ giá và khối lượng giảm. Trên một số biểu đồ, có thể có nhiều LPS.
9. BU—back-up (thuật ngữ Wyckoff).
Phiên BU là việc giá vượt qua mức kháng cự, nhưng sau đó lại điều chỉnh trở lại mức kháng cự để test lại nguồn cung xung quanh mức kháng cự trước đó. BU là một phiên xuất hiện để test cung trước khi giá được đẩy lên mức cao hơn và có thể có nhiều dạng khác nhau, bao gồm một phiên điều chỉnh đơn thuần hoặc một giai đoạn tích lũy lại ở một nền giá cao hơn.
10. JAC— Jumper a Creek.
Giá vận động khác nhau khi một xu hướng bắt đầu. Mỗi thanh giá chứa một ý nghĩa khác nhau trong giai đoạn sideway của giai đoạn tích lũy, và mỗi thanh nến lại có một ý nghĩa khác nhau khi một xu hướng bắt đầu. Một xu hướng lớn, dài được sinh ra trong quá trình tạo nền tích lũy. Bạn cần quan tâm đặc biệt đến sự vận động của giá để phát hiện ra sự thay đổi này như khi một xu hướng bắt đầu, và bắt đầu thực hiện chiến dịch của mình.
Trong vùng tích lũy, lực cung bán ra làm cho giá không thể tăng. Cung không phải là hiện tượng tuyến tính (Tức là lớn dần theo thời gian mà nếu được hấp thụ sẽ cạn dần).
Ví dụ lệnh đặt bán không bao giờ cố định ở một mức giá, chẳng hạn như 50$. hiểu rằng lượng cung lớn sẽ xuất hiện và làm kìm lại đà tăng và giá sẽ phải điều chỉnh trở lại đường hỗ trợ. Mỗi nỗ lực đẩy giá có thể gặp phải một lượng cung ở các mức giá khác nhau bên trong vùng tích lũy.
Chúng ta sẽ phân tích một câu chuyện về con lạch (sông hoặc ngòi). Câu chuyện này mô tả gần như tương tự khi nguồn cung xuất hiện trong vùng tích lũy.
Câu chuyện kể về một người đàn ông đi bộ nhiều ngày dọc theo bờ sông. Để đến được đích, anh ta phải vượt qua con sông. Nhưng con sông (nguồn cung) quá rộng và nước chảy xiết khiến anh ta không thể nhảy qua bờ bên kia. Vì vậy, anh ta đi dọc theo con sông và tìm những đoạn đủ hẹp để anh ta có thể nhảy qua, anh ta dò nếu vẫn chưa đủ hẹp thì anh ta dừng lại và đi tìm tiếp những điểm tiếp theo. Cuối cùng anh ta cũng tìm được một đoạn sông đủ hẹp và nước không chảy xiết nữa đủ để anh ta nhảy qua nếu anh ta chuẩn bị đủ tốt (lấy đà).
Tại nơi này, anh ta lùi ra xa bờ sông để lấy đà, và anh ta bắt đầu chạy thật nhanh để nhảy qua bờ bên kia, và anh ta thành công. Sau khi đã nhảy qua bờ bên kia, anh ta quay lại bờ sông, cởi đôi giày của mình ra và đặt chân xuống nước. Sau khi nghỉ ngơi, anh ta tiếp tục cuộc hành trình của mình. Lúc này, trong hành trình mới của anh ta sẽ không còn bị cản đường bởi con sông đó nữa (giá tăng khỏi nền tích lũy).
Tất nhiên, câu chuyện này ngụ ý về nguồn cung xuất hiện gây cản trở quá trình đẩy giá lên. Nếu muốn đẩy giá thì phải đặt giá ở bên kia con sông. Con sông lúc rộng và nước chảy xiết miêu tả nguồn cung còn nhiều, và tại một thời điểm nào đó nguồn cung sẽ cạn dần giống như đoạn sông đủ hẹp để có thể nhảy qua.
Một đường lượn sóng nối các đỉnh giá, nơi mà tại đó xuất hiện áp lực bán lớn khiến giá bị giảm trở lại. Điều này giống như các đoạn uốn khúc của con sông. Sẽ có một nơi mà tại đó giá cổ phiếu sẽ tăng trở lại (Điểm Spring hoặc điểm hỗ trợ cuối cùng), lúc đó giống như lấy đà để nhảy qua bên kia con sông, sự lấy đà tức là hấp thụ hết nguồn cung còn lại hoặc là phiên test cung. Điểm xuất hiện phiên break này giống như việc lấy đà, nó có một đặc điểm chung là thanh upbar với biên độ giá rộng kèm theo khối lượng lớn (Cầu áp đảo cung).
Những đặc tính này của giá và khối lượng khác với những phiên test trước đó, điều này cho thấy báo hiệu xu hướng uptrend dài hạn sắp bắt đầu , phương pháp của Wyckoff chắc chắn sẽ phát hiện ra điều này khi quan sát sự thay đổi của hành vi giá và khối lượng. Đây chính là thời điểm để bạn có thể mở vị thế mua đầu tiên.
Con sông được hình thành bởi hai bờ, một bờ sông thấp và một bờ sông cao (Tương tự như đường kháng cự và hỗ trợ trong vùng tích lũy). Phạm vi giá trong vùng tích lũy thường vận động ở giữa hai đường này. Khi đường kháng cự bị phá vỡ, giá cổ phiếu sẽ bắt đầu một xu hướng tăng.
Nguồn cung giống như như con lạch uốn khúc và tạo áp lực lên nỗ lực tăng giá trong suốt quá trình tích lũy. Ngườn bán luôn sẵn sàng bán ra cổ phiếu ở bất cứ mức giá thấp nào. Điều này sẽ được thể hiện trên biểu đồ với tín hiệu giảm giá.
Trớ trêu thay trong lúc mọi người đang bi quan và tìm cách bán cổ phiếu thì lại gặp lực cầu đang cố gắng hấp thụ. Hành động nhảy qua con sông (JAC) và quay trở lại bờ sông (BUEC – điều chỉnh về lại đường kháng cự) là các tín hiệu quan trọng trên biểu đồ. Chúng cho thấy cổ phiếu đã sẵn sàng để bắt đầu hành trình mới từ đường kháng cự trở lên.
Ở phiên BUEC nếu khối lượng thấp là một dấu hiệu tốt và chỉ ra sự thay đổi đặc tính của cổ phiếu, tức là tăng giá. JAC tương đương với một tín hiệu SOS và BUEC chính và LPS. Chúng có thể thay thế nhau.
Giá tăng từ điểm spring #2 không phải là JAC khi khối lượng không tăng. JAC xuất hiện sau điểm Spring #2 khi khối lượng tăng lên đáng kể kèm theo giá tăng mạnh. Sau đó giá tăng vượt qua đường kháng cự với khối lượng tăng mạnh. Đây là một chỉ báo SOS: sign of strength (Chỉ số sức mạnh).