Phương Pháp Wyckoff: Khu vực mở vị thế giao dịch tốt nhất cho nhà đầu tư (Phần 1). Trong phương pháp Wyckoff, những khu vực duy nhất có thể thực hiện giao dịch được chỉ ra rất cụ thể: Trong Pha C, vùng có cú sốc giá tiềm năng

Phương Pháp Wyckoff: Khu vực mở vị thế giao dịch tốt nhất

Chúng ta sẽ đi vào chi tiết các vùng chúng ta tìm kiếm giao dịch, cũng như các sự kiện có thể xuất hiện ở đó.

Khi so sánh ưu và nhược điểm của các vị thế giao dịch khác nhau, mấu chốt nằm ở chỗ: Cấu trúc hình thành càng rõ ràng, chúng ta lại càng có tự tin khi giao dịch nhưng đồng thời, lợi nhuận tiềm năng sinh ra từ vị thế này thấp hơn.

Điều này tương tự như nói nếu ta bắt được tín hiệu càng sớm, khả năng giá chạy càng dài hơn nhưng độ tin cậy lại thấp hơn

Bên trong Pha c

Đây là vị trí mang lại cho chúng ta tỷ số Lợi nhuận/Rủi ro tốt nhất vì chúng ta đang ở đoạn cuối của cấu trúc giá và tiềm năng tăng giá còn rất lớn

Nhược điểm khi tham gia vị thế ở đây là tín hiệu ít chính xác hơn do tính đến lúc này, khung giá hình thành trong khoảng thời gian ngắn hơn so với hai khu vực giao dịch ở Pha D và Pha E

Mở Vị Thế Giao Dịch Ở Cú Rũ Bỏ (Shake)

Chỉ khuyến khích mở vị thế theo cách này nếu cú Rũ bỏ diễn ra với khối lượng tương đối thấp. Như chúng ta biết, nếu xuất hiện khối lượng cao, giá có khuynh hướng kiểm tra lại để xác nhận độ quyết tâm của những tay chơi lớn đã mua giá ở đây, vì thế chúng ta nên chờ cho giá ghé thăm lại vùng này.

Khi đã đúc kết được điều này, chúng ta sẽ hiểu không cần phải lao vào mua ở cú rũ bỏ với khối lượng lớn vì khả năng lớn nó sẽ hình thành cú kiểm tra lại. Và bình thường, cú kiểm tra này sẽ mang đến tỷ lệ Lợi nhuận/Rủi ro lớn hơn

Phương Pháp Wyckoff: Khu vực mở vị thế giao dịch tốt nhất cho nhà đầu tư (Phần 1)

Phương Pháp Wyckoff: Khu vực mở vị thế giao dịch tốt nhất cho nhà đầu tư (Phần 1)

Rũ bỏ là sự kiện dễ nhận diện vì chúng xuất hiện ở cuối cấu trúc.

Do vậy, không cần thiết phải quan sát từng phút từng giây sự hình thành cấu trúc khung giá, ta chỉ cần đặt cảnh báo nhắc nhở khi giá vượt qua các đỉnh hoặc đáy và nhanh chóng nhảy vào giao dịch

Mở Vị Thế Ở Khu Vực Kiểm Tra Cú Rũ Bỏ (Test)

Đây là một trong những khu vực ưa thích của các nhà giao dịch theo phương pháp Wyckoff. Sau một cú sốc giá, hãy kỳ vọng giá sẽ quay lại ghé thăm nơi này một lần nữa bằng những thanh giá có khung giá hẹp và khối lượng thấp (Xem lại Sự kiện #4: Kiểm tra)

Một trong những điểm quan trọng của cú kiểm tra này là vùng giá đó nên giữ được và không tạo nên các đỉnh hoặc đáy mới. Nói cách khác, ví dụ như một cú kiểm tra lại sự kiện Spring, nó nên giữ nằm trên mức đáy thấp nhất tạo bởi Spring. Ví dụ trong cú kiểm tra lại sự kiện Upthrust, giá vẫn nên nằm dưới mức đỉnh cao nhất tạo bởi Upthrust.

Mở Vị Thế Tại Điểm Hỗ Trợ Cuối Cùng (LPS)

Đây là cách mở vị thế khó khăn hơn nhiều vì chúng ta chỉ biết nó là LPS sau khi có điểm phá vỡ thực sự rời khỏi cấu trúc (Xem lại Sự kiện Tích lũy cơ bản #2).

Pha C có thể được tạo bởi hoặc sự kiện Rũ bỏ (Shake) hoăc bởi sự kiện Điểm Hỗ Trợ/hoặc Kháng Cự Cuối Cùng (LPS/hoặc LPSY).

Chính nhờ hành động giá Rũ bỏ (Chọc thủng vùng thanh khoản trước đó ở cuối cấu trúc khung giá), chúng ta biết được cấu trúc này đang hình thành đến giai đoạn nào. Nhưng điều này hoàn toàn khác với điểm hỗ trợ cuối cùng, vì chúng ta không biết được bất cứ lúc nào sự kiện này đang diễn ra, trong đó có nhiều lần nó không hoạt động được (tức không tạo ra điểm hỗ trợ).

Mong bài viết cung cấp những kiến thức bổ ích quan trọng giúp cho độc giả/ nhà đầu tư nắm chắc những kiến thức về Phương Pháp Wyckoff. Để đưa ra những quyết định giao dịch sáng suốt hơn trên con đường đầu tư của mình. Đây là một cuốn sách phân tích đồ thị mà nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam không thể bỏ lỡ.