Phương pháp Wyckoff: Sự kiện#2 mua và bán cao trào. Đây là sự kiện thứ hai trong phương pháp luận Wyckoff, xuất hiện sau nỗ lực chặn ở PS hoặc PSY.

Phương pháp Wyckoff: Sự kiện#2 mua và bán cao trào

Phương pháp Wyckoff: Sự kiện#2 mua và bán cao trào

Phương pháp Wyckoff: Sự kiện#2 mua và bán cao trào

Trong cấu trúc tích lũy, ta gọi sự kiện SC (bán cao trào), trong cấu trúc phân phối, ta gọi nó là sự kiện BC (mua cao trào). Sau xu hướng dài kéo dài, khi có sự xuất hiện của khối lượng lớn, hãy chú ý đến khả năng hình thành sự kiện cao trào.

Mấu chốt để nhận diện sự kiện cao trào

Hai điều có thể xảy ra sau sự kiện cao trào là: (1) Phản ứng AR (Automatic Rally – Hồi phục kỹ thuật hoặc Automation Reaction – Hiệu chỉnh kỹ thuật) hay (2) chuyển động giằng co đi ngang. Nếu phản ứng hiệu chỉnh xuất hiện, theo sau sẽ là ST (kiểm tra thứ cấp) và ngược lại nếu chuyển động giằng co đi ngang xuất hiện, khả năng cao thị trường sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng của xu hướng đó.

Quan trọng là sự kiện này cần được kiểm tra để xác thực độ tin cậy (bằng sự kiện ST). Khối lượng sụt giảm mạnh trong lần kiểm tra tiếp theo cho thấy áp lực giảm đi.

Sự kiện cao trào xuất hiện trên biểu đồ như thế nào

Nguyên tắc là bất biến, nhưng nguyên tắc có thể, thể hiện theo nhiều biến thể khác nhau trong hành động giá và khối lượng.

Khối lượng tồn tại một quan điểm phổ biến rằng, sự kiện Cao Trào nên thể hiện trên đồ thị dưới dạng một thanh giá có khối lượng tăng lên và khung giá mở rộng.

  • VD: Ở trường hợp bán cao trào, biến thể có thể xuất hiện dưới dạng một loạt các thanh giá và khung giá tương đối hẹp và khối lượng duy trì ở mức cao liên tục. Một biến thể khác của bán cao trào có thể là một thanh giá duy nhất với khối lượng cao và bóng nến dưới.

Các biến thể nay giúp cho nhà đầu cơ nhận diện rõ ràng về: Sự tham gia mạnh mẽ của nhóm các nhà giao dịch lớn ở phe mua

Bất kể đặc điểm của sự kiện cao trào thể hiện ra sao, khi chúng ta trông thấy sự kiện Hồi phục kỹ thuật/ Điều chỉnh kỹ thuật và kiểm tra thứ cấp

Tâm lý đằng sau sự kiện cao trào

Bản chất thị trường thể hiện ở chỗ: Để một nhà giao dịch có thể bán thì phải có một nhà giao dịch khác sẵn sàng để mua. Người thường tạo ra lực cho các sự kiện cao trào đẩy giá như thế này là các nhóm các tay chơi lớn. Vì họ có khả năng khiến thị trường dịch chuyển, chặn lại cú rơi bất ngờ tăng giá bất ngờ hay tăng bất ngờ của giá.

  • Nhóm tham lam: Là nhóm nhà giao dịch thấy hành động giá cao trào tăng mạnh mẽ và nhảy vào tham gia thị trường vì sợ bỏ lỡ cơ hội (FOMO)
  • Nhóm sợ hãi: Đây là nhóm nhà giao dịch đang giữ vị thế dẫn đầu tư trung hạn và dài hạn. Đang gồng mình chịu lỗ trong xu hương đó. Họ đang thua lỗ và khi thấy một chuyển động giá mới tiếp tục chống lại mình, họ quyết định đóng vị thế tránh thua lỗ lớn.
  • Nhóm khôn ngoan (nhưng chưa đúng thời điểm): Đây là nhóm nhà giao dịch cuối cùng, họ cho rằng mình là kẻ thông minh nhất, họ ham muốn dự đoán thị trường đảo chiều và hành động trước thị trường.