Phương pháp Wyckoff: Cách phân biệt giữa cấu trúc Tích Lũy và Phân Phối. Phương pháp Wyckoff- Đây là câu hỏi thường gặp nhất và nó hoàn toàn hợp lý bởi nếu chúng ta tìm ra được câu trả lời khách quan cho câu hỏi phân biệt giữa tích lũy và phân phối,

Trong thời gian thực chúng ta không thể nào chắc chắn nó là gì, tích lũy hay phân phối. Chỉ khi cấu trúc đã được phát triển và hình thành đầy đủ với các nguyên nhân và kết quả cũng như các ảnh hưởng, chúng ta mới có thể xác nhận chính xác. Đây là công việc của những người phân tích biểu đồ trong quá khứ. Không phải công việc của bạn.

Khi tất cả mọi thứ đã được hoàn thiện, nó sẽ không còn có ích cho chúng ta nữa, khi đó đã quá muộn để tìm kiếm lợi nhuận. Chúng ta cần tham gia thị trường trước khi nguyên nhân được phát triển đầy đủ.

Khi chúng ta đặt ra một tình huống, chúng ta sử dụng từ “tiềm năng” bởi vì không có gì chắc chắn 100% điều gì sẽ diễn ra tiếp theo. Thị trường là một môi trường hoàn toàn không chắc chắn, và chúng ta chỉ nên tập trung và việc phân tích các dấu vết tại thời điểm hiện tại một cách khách quan nhất có thể, với mục đích cố gắng xác định vị trí mất cân bằng sẽ xảy ra tiếp theo.

Đối với nhà đầu tư theo phương pháp Wyckoff, thì chắc bạn đã đọc qua cuốn Làm giàu từ chứng khoán bằng phương pháp VSA chính gốc, cuốn sách này sẽ cung cấp những tín hiệu nhất định cho chúng ta biết trong quá trình hình thành nguyên nhân, thì phe nào đang nắm quyền kiểm soát thị trường. Và sau đây mình sẽ đưa ra những tóm tắt nêu nổi bật những điểm quan trọng nhất cần lưu ý khi đánh giá tâm lý thị trường.

Cách phân biệt giữa cấu trúc Tích Lũy và Phân Phối

Phân loại sự kiện Kiểm tra trong pha A

Đây là dấu hiệu đầu tiên của toàn bộ cấu trúc cần đánh giá. Tổng quát của cách thức này rất đơn giản: Chúng ta sẽ chia khoảng cách theo chiều dọc cấu trúc thành 2 phần và thuộc vào nơi xảy ra sự kiện Kiểm tra thứ cấp, chúng ta sẽ có một số thông tin về tình trạng hiện tại của thị trường.

Phương pháp Wyckoff: Cách phân biệt giữa cấu trúc Tích Lũy và Phân Phối

Phương pháp Wyckoff: Cách phân biệt giữa cấu trúc Tích Lũy và Phân Phối

Nếu sự kiện Kiểm tra thứ cấp được hình thành ở nửa dưới của cấu trúc, hoạt thậm chí nằm ngoài biên dưới của cấu trúc, thì cấu trúc đang có một sự yếu tiềm ẩn.
Nếu sự kiện Kiểm tra thứ cấp được hình thành ở nửa trên của cấu trúc, hoặc thậm chí ở bên trên cấu trúc thì điều này chứng tỏ phe mua đang có sức mạnh tiềm ẩn.
Phân loại sự kiện Kiểm tra trong Pha A là một hành động được thực hiện rất sớm trong quá trình phát triển cấu trúc, nhưng sẽ thú vị để đánh giá ngay từ ban đầu, với điều kiện hành động giá tiếp tục phát triển. Một điểm cần chú ý là việc thêm vào các chỉ dẫn để biết bên nào đang kiểm soát thị trường (người mua hay người bán).

Phân loại sự kiện Kiểm tra và phản ứng trong Pha B

Đây là dấu hiệu thứ hai mà chúng ta có thể để ý đánh giá sức mạnh hoặc sự suy yếu của thị trường.

Từ quan điểm chung, chúng ta rút ra hai kết luận rõ ràng:

  • Sự kiện Kiểm tra nằm ở biên trên cấu trúc sẽ biểu thị sức mạnh thị trường.
  • Sự kiện Kiểm tra nằm ở biên dưới của cấu trúc sẽ biểu thị sự suy yếu của thị trường

Logic đằng sau những kết luận này là giá đã không thể di chuyển đến điểm cực của cấu trúc và thậm chí có thể đã xảy ra một đợt phá vỡ cấu trúc nếu không có sự tham gia của các nhà giao dịch lớn ủng hộ động thái. Điều này mang lại cho chúng ta sự tự tin trong việc xác định một động thái có hài hòa trong quá trình phát triển của nó hay không.

Rũ Bỏ trong Pha C

Đây là dấu hiệu thứ 3 và cũng là dấu hiệu chính trong phương pháp phân tích và tiếp cận của chúng ta

Đây là hành động giá mang lại cho chúng ta sự tự tin lớn nhất khi thực hiện giao dịch. Một sự rũ bỏ khi giá chạm vào vùng thanh khoản cao cộng với việc giá trở lại bên trong cấu trúc đánh dấu sự từ chối mạnh mẽ trong hướng di chuyển hiện tại của giá, và khi đó giá sẽ di chuyển theo con đường ít kháng cự nhất.

Mục tiêu tối thiểu của một đợt rũ bỏ đó là giá cần chạm hoặc vượt qua một điểm cực của cấu trúc, và nếu chúng ta đang có sự kiện Kiểm Pha trong Pha C, giá sẽ vượt qua điểm cực hình thành nên sự phá vỡ cấu trúc và xu hướng phát triển ra khỏi phạm vi.

Điều quan trọng nhất khi phân tích biểu đồ là thời điểm hiện tại, những diễn biến giá ngay tại thời điểm hiện tại có liên quan đến những diễn biến giá đã thể hiện trước đó. Và điều quan trọng thứ hai là chính là thời điểm trước thời điểm hiện tại. Có nghĩa nếu chuyển động hiện tại đang là kết quả của một đợt rũ bỏ trước đó, thì đợt rũ bỏ đó là sự kiện chi phối và sẽ đánh giá sự thiên hướng phân tích của chúng ta.

Do phe kiểm soát thị trường có thể bị thay đổi trong quá trình phát triển cấu trúc, chúng ta cần đánh giá liên tục các thông tin mới đang được đưa vào thị trường. Nhờ vậy chúng ta sẽ luôn đưa ra được một kịch bản có độ phù hợp cao nhất với các thông tin mới nhất của thị trường.

Liệu có phải sự Rũ bỏ có tầm quan trọng lớn hơn bất kỳ sự kiện nào khác đã xảy ra trước đây bên trong phạm vi. Theo bản chất của chuyển động chỉ riêng sự rủ bỏ cũng đã cho chúng ta biết phe nào đang chiếm ưu thế lớn hơn.

Vậy liệu sau đó chúng ta có loại bỏ các phân tích trước đó không? Điều này phụ thuộc vào bản thân nhà đầu tư. Theo quan điểm của tác giả, các phân tích trước đó là những dấu vết nhỏ bổ sung vào tổng thể của phân tích. Đó là một sự phân tích khách quan và các chỉ dẫn sẽ bổ sung và chỉ cho chúng ta lợi thế đang nghiêng về cho bên mua hay bên bán. Và hãy nhớ rằng sự rũ bỏ như vậy không phải lúc nào cũng xuất hiện các điểm cực.

Nếu chúng ta đang ở trong một tình huống có khả năng bứt phá tăng giá, trước đó chưa có Spring ở vùng cực đoan dưới của cấu trúc, sau đó ta lại có một sự kiện Kiểm tra ở nữa trên của cấu trúc, và sau đó hình thành cấu trúc thất bại, đây sẽ là lúc chúng ra biết được rằng những hành vi này là đặc trưng của một cấu trúc tích lũy, sự kiện Kiểm tra trong Pha C có thể được xem là một LPS, và do đó chúng ta sẽ có lợi khi ủng hộ việc giá sẽ tiếp tục tăng.

Hành động giá và khối lượng trong Pha D

Dấu hiệu này là áp dụng Quy luật Nỗ lực và Kết quả giữa hành động giá và khối lượng

Chúng ta sẽ muốn thấy các thanh nến biểu thị chủ ý chuyển động sau đợt rũ bỏ trong Pha C, và chủ ý này sẽ được thể hiện bằng khoản thay đổi giá lớn đi kèm khối lượng giao dịch lớn các nến(SOS/SOW)

Giá trị thực của một cú rũ bỏ được thể hiện ở việc chuyển động có tiếp diễn hay không. Tất cả các kịch bản phải được xác nhận hoặc bị từ chối bởi hành động giá sau đó. Chúng ta có thể đang ở vị trí của một cú rũ bỏ tiềm năng và sẵn sàng cho kịch bản hành động đó nhưng nếu động thái tiếp theo của giá không thể phá vỡ cấu trúc, thì tâm lý thị trường lúc này sẽ lại bị thay đổi.

Sự rũ bỏ thì cần có tính thanh khoản cao, nhưng hành động giá sau đó cũng phải tạo ra một động lượng tối thiểu chạm đến điểm cực đối diện của cấu trúc và tốt nhất là xuyên thủng.

Ví dụ: Nếu chúng ta nhìn vào một điểm Upthrust sau Phân phối (UTAD) tiềm năng, lý tưởng nhất là chúng ta muốn một đợt giảm mạnh với mục tiêu là tìm cách phá vỡ cấu trúc, thì ít nhất chúng ta cần hành động giá chạm được đến điểm cực dưới của cấu trúc, chỉ như vậy chúng ta mới có thể coi đây là một dấu hiệu yếu nhỏ (mSOW).

Nếu không, thị trường sẽ biểu hiện cho ban thấy đang ẩn chứa sức mạnh của phe mua và đặt câu hỏi liệu đây có thực sự là một cú rũ bỏ thực sự hay không.

Hành động giá với phạm vi biến động rộng, di chuyển với sự gia tăng về khối lượng giao dịch là những biểu hiện cho thấy xu hướng đó đang được các nhà giao dịch lớn ủng hộ. Thị trường không thể phát triển những động thái như vậy nếu không có sự can thiệp của họ.

Trên các biểu đồ khung thời gian thấp hơn, một động thái có chủ đích tương tự cũng có thể được quan sát với sự hình thành của các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn, đại diện lý tưởng cho một xu hướng giảm giá lành mạnh.

Trong hành động cụ thể của phá vỡ, chúng ta luôn muốn thấy khối lượng giao dịch lớn, vì chúng cho thấy sự có chủ đích và sự hấp thụ toàn bộ các lệnh chống lại xu hướng. Có thể có những thời điểm sẽ xuất hiện một thanh nến với thân nến rộng và chân nến (hoặc bóng nến, bấc nến) ở đỉnh. Ví dụ, trong trường hợp giá đang nỗ lực phá vỡ cấu trúc để hình thành xu hướng tăng giá, loại nến có bóng ở trên có thể gợi ý cho khả năng có thể xảy ra rũ bỏ, vì bóng nến như vậy chỉ ra một khả năng đang xuất hiện các lệnh bán.

Nhưng chúng ta phải nhớ rằng lúc này giá đang nằm ở vùng có thanh khoản lớn,và vì thế các lệnh này vẫn sẽ nằm trong vùng phạm vi dự kiến nên việc xuất hiện bóng nến là điều bình thường. Điều cốt yếu là khả năng hấp thụ của người mua, liệu họ có thể hấp thụ toàn bộ nguồn cung này hay không, và có thể tiếp tục đẩy mạnh giá đi lên, giữ cho giá không quay trở lại vào bên trong phạm vi của cấu trúc.

Mặc dù đúng là trong một số trường hợp chúng ta cũng có thể bắt gặp một động thái phá vỡ của giá với khối lượng giao dịch thấp (điều này đến từ việc phe đối diện đã thiếu đi sự quan tâm), trong một điều kiện bình thường, việc giá diễn biến mạnh mà không có khối lượng giao dịch tương ứng sẽ khiến chúng ta ban đầu phải xem đó có thể là một sự rũ bỏ tiềm năng, mặc dù rõ ràng chúng ta vẫn phải đợi phản ứng giá tiếp theo để có thể đưa ra kết luận.

Do đó, đặc điểm trực quan nhất của một sự phá vỡ thực sự sẽ phải là một cây nến có phạm vi thay đổi giá lớn (với giá đóng cửa gần với giá cao nhất hoặc thấp nhất ngày) đi kèm với khối lượng giao dịch lớn. Khi đó chúng ta có thể khẳng định rằng đây là các dấu hiệu quan trọng thứ hai sau sự Rũ bỏ.

Sau đây là những kiến thức giá trị từ cuốn sách phát triển Phương Pháp Wyckoff 2.0 giúp nhà đầu tư có góc nhìn khách quan về cách phân biệt cấu trúc tích lũy và phân phối. Mong những kiến thức này đem lại nhiều giá trị trong hành trình phân tích biểu đồ, đầu tư của bạn.