Wyckoff 2.0: Cấu trúc phân phối dốc lên. Loại cấu trúc dao động này hình thành dựa trên nền tảng sức mạnh nhất định, bằng chứng là liên tiếp những đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước trong quá trình hình thành cấu trúc, cho đến khi sự quyết liệt của người bán trở nên rõ ràng hơn khiến cho cấu trúc chuyển sang trạng thái phân phối.

Wyckoff 2.0: Cấu trúc phân phối dốc lên

Wyckoff 2.0: Cấu trúc phân phối dốc lên

Wyckoff 2.0: Cấu trúc phân phối dốc lên

Một công cụ hữu ích để đánh giá là xác định xem liệu có xuất hiện mẫu hình Rút ngắn lực đẩy (SOT). Trong cấu trúc này, giá có thể tạo ra các mức cao mới nhưng khoảng cách giữa chúng sẽ ngắn hơn khoảng cách giữa các đỉnh trước đó trong xu hướng tăng, cho thấy động lượng đang giảm dần.

Nếu đồng thời xuất hiện cả cấu trúc thất bại sẽ biểu thị sự suy yếu lớn hơn (là dạng cấu trúc mà mức giá không thể chạm đến biên trên của cấu trúc), thì đó là một dấu hiệu khác cho thấy sự kiểm soát giá đang chuyển dần từ người mua sang người bán.

Như mọi khi, việc đọc và phân tích sẽ được nâng cao bằng việc quan sát điểm Rũ bỏ (Upthrust sau Phân phối – UTAD) hoặc hành động giá sau khi đã vượt biên trên của cấu trúc, các dạng biểu hiện của sự quá mua.

Đừng quên bổ sung các công cụ phân tích dữ liệu về khối lượng giao dịch như: Hồ sơ Khối lượng và phân tích sóng Weis. Vị trí của các vùng hoạt động của Hồ sơ Khối lượng sẽ luôn giúp bạn đưa ra quyết định, trong khi phân tích sóng Weis sẽ cho phép chúng ta soi kỹ vào từng giao dịch để nắm bắt được các chuyển động, và đôi khi điều này sẽ là chìa khóa giúp chúng ta có những phân tích chính xác.

Ví dụ ở trang sau là một ví dụ về cấu trúc phân phối dốc lên và không có hiện tượng rũ bỏ mạnh. Bù lại hãy chú ý đến những chi tiết quan trọng, ở giữa cấu trúc có khối lượng giao dịch lớn. Đó là một dấu hiệu cảnh báo vì thông thường chúng không nên xuất hiện nếu đây là một cấu trúc tích lũy, và do đó có thể đây là một dấu hiệu phe bán đang kiểm soát thị trường.

Một tín hiệu trực quan khác là mẫu hình Rút ngắn lực đẩy (SOT) giữa các đỉnh được tạo bởi AR trong Pha A, UT trong Pha B, UATD trong Pha C. Các đỉnh mới được hình thành với khoảng cách ngắn hơn với các đỉnh trước cho thấy động lượng đang bị mất dần.

Trong Pha C, UTAD, chúng ta quan sát thấy giá cố gắng thoát ra khỏi vùng tập trung màu sẫm của Hồ sơ Khối lượng và đã thất bại. Thị trường không hứng thú để giao dịch ở đỉnh giá cao hơn, do đó các dấu hiệu mới của phe bán xuất hiện. Hành động này có thể được coi là một đợt kiểm tra trong Pha C, nơi giá rũ bỏ các đỉnh mới của cấu trúc. Không nghi ngờ gì nữa, đây là một cấu trúc rất khó giao dịch khi quan sát trong thực tế.

Sau sự suy yếu đầu tiên trong chuyển động, giá rớt xuống bên dưới VPOC (đường màu đỏ) và tự điều chỉnh vị thế, kiểm tra lại biên dưới cấu trúc một lần nữa trước khi tiếp tục cắm thẳng xuống. Tại thời điểm đó, xu hướng đã được xác định rõ ràng và chúng ta có thể thực hiện các lệnh bán khống.

Một lần nữa, chúng ta thấy tầm quan trọng của việc tính đến các mức khối lượng. Điểm kiểm tra sau phá vỡ (LPSY) sẽ tìm kiếm vùng giao nhau giữa điểm mà cấu trúc bị phá vỡ và điểm VPOC để bắt đầu hình thành xu hướng giảm giá trong Pha E.

Ở ví dụ này, đợt kiểm tra trong Pha C, nếu giá chạm vào biên trên của cấu trúc sẽ tạo ra một đợt rũ bỏ như các lần chạm trước. Như chúng ta đã biết, hành động này sẽ tiếp thêm sức mạnh cho kịch bản giảm giá. Giá nổi bật với mức tăng dốc đứng, cho thấy vào thời điểm đầu, có một lực mua rất lớn. Tuy nhiên sức mạnh này nhanh chóng tiêu tan và bị chặn lại bởi sự xuất hiện của một lực bán còn mạnh hơn, hình thành trong quá trình phát triển Pha C.

Dấu hiệu của sự suy yếu xuất hiện trong chuyển động giá tại điểm AR và cũng là mở đầu của cấu trúc tích lũy dốc lên. Sau cấu trúc tích lũy, giá đã quay trở lại điểm Khối lượng cao (VPOC) thêm hai lần trước khi tiếp tục xu hướng giảm. Một lần nữa, đây là một minh chứng ấn tượng về hiệu quả của các mức khối lượng.