Wyckoff 2.0: Cấu trúc phân phối dốc xuống. Đây là cấu trúc phân phối với sự suy yếu lớn. Sau khi chúng ta đã xác định được các sự kiện đầu tiên dừng xu hướng trước đó, sự suy yếu diễn ra mạnh mẽ sẽ gây ra hiện tượng cấu trúc giá với các đỉnh và các đáy giảm dần
Wyckoff 2.0: Cấu trúc phân phối dốc xuống
Bằng mắt thường, một kênh giá giảm sẽ được hình thành khi giá dao động giữa hai biên trên và dưới của cấu trúc giá. Điểm mấu chốt, như mọi khi, sẽ nằm ở chỗ cần xác định chính xác sự kiện Kiểm tra trong Pha C, giá tăng lên rồi sau đó đột phá giảm giá. Chúng ta sẽ liên tục quan sát và tìm kiếm các sự kiện kiểm tra này dưới dạng một đợt Rũ bỏ (trong trường hợp này là Upthrust After Distribution – UTAD). Đây là sự kiện có thể mang lại sự tự tin cho nhà giao dịch khi dự đoán các kịch bản có thể xảy ra, và do đó trong hầu hết các trường hợp, chúng ta nên chờ đợi sự kiện này xuất hiện.
Sự rũ bỏ cuối cùng có thể xảy ra tại một điểm nằm ngoài biên trên của cấu trúc giá cho thấy tình trạng quá mua, hoặc một đợt rũ bỏ bên trong ở một vị trí gần biên trên của cấu trúc. Sự rũ bỏ càng mạnh, nó sẽ càng mang lại cho chúng ta sự tự tin vì điều đó chứng tỏ đợt rũ bỏ đã chiếm được lượng thanh khoản lớn, do đó động thái giảm giá tiếp theo sẽ có động lượng lớn hơn (greater momentum).
Sự khác biệt chính giữa cấu trúc này và cấu trúc tích lũy dốc xuống là chúng ta sẽ không quan sát thấy đặc tính mất động lượng của mô hình SOT, cũng như không thấy bất kỳ loại cấu trúc nào bị phá vỡ.
Đây chắc chắn là một mô hình khó giao dịch vì nhà giao dịch sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi quan sát chủ quan cách giá đã thấp tương đối và cho rằng đây không phải lúc để bán khống. Nhưng chúng ta cần phải luyện tập chăm chỉ để hạn chế cái nhìn chủ quan và duy trì tính khách quan từ đó nhận biết được các dấu hiệu của cấu trúc này.
Do người bán gần như hoàn toàn có quyền kiểm soát, giá sẽ di chuyển với tốc độ lớn. Chúng ta phải hoàn toàn tập trung, nếu không, rất có thể sẽ bỏ lỡ các chuyển động quan trọng. Đây không phải là điều xấu, bởi nếu bạn có thể đọc đúng các tín hiệu và nhận thấy sự mất cân bằng đang diễn ra có lợi cho xu hướng giảm, bạn có thể đánh mất thời điểm tốt để giao dịch vì không nhanh chóng đưa ra quyết định, nhưng ít nhất bạn sẽ không vào vị thế sai phía của thị trường, do đó bạn cũng tránh được thua lỗ.
Trong ví dụ về tái cấu trúc phân phối dốc xuống, chúng ta hãy lưu ý đến các điểm xảy ra khối lượng giao dịch lớn trong toàn bộ quá trình phát triển của Pha A và trong suốt Pha B mỗi khi giá chạm biên trên của cấu trúc, đây là một dấu hiệu đặc trưng của các sơ đồ phân phối. Thêm vào đó, hãy chú ý đến các sóng Weis giảm chiếm ưu thế cũng là một tín hiệu.
Hành động giá tự điều chỉnh vị thế khi chạm vào biên trên của cấu trúc và giảm ngược lại vào bên trong đi kèm với khối lượng lớn đã hình thành điểm kháng cự cuối cùng (LPSY), sau đó từ đây tạo ra một điểm đột phá giảm giá (SOW). Sau khi giá đã nằm bên dưới cấu trúc, giá quay lại kiểm tra biên dưới một lần nữa trước khi tiếp tục giảm.
Một nhà giao dịch không quan sát kỹ và hiểu rõ cách phân tích động lực này của cấu trúc rất có thể sẽ chỉ nhìn thấy giá giảm, rời khỏi đường VWAP, ở tình trạng quá bán và từ đó đưa ra nhận định giá sẽ trở lại xu hướng tăng. Nhưng sự thật là thị trường luôn ngập trong sự suy yếu, điều này được phản ánh qua hành động giá và khối lượng.
Tiếp theo là một ví dụ về biểu đồ phân phối với các dấu hiệu rất đặc trưng. Khối lượng tăng đột biến, sóng Weis chiếm ưu thế và một cú đẩy ở Pha C khởi nguồn cho một đợt đột phá giảm giá. Đợt kiểm tra UTAD diễn ra cũng rất quan trọng, trong trường hợp này là tại VPOC của cấu trúc. Đây là mức giá được giao dịch nhiều nhất. Ngoài ra, đây cũng là đỉnh của cấu trúc. Đó là một vị trí lý tưởng để bán khống. Đây là một ví dụ khác về cách mà Hồ sơ Khối lượng có thể giúp phân tích bối cảnh thị trường tốt hơn. Trong trường hợp có sự suy yếu tiềm ẩn, giá sẽ không quay lại kiểm tra biên dưới của cấu trúc (LPSY).