Phương Pháp Wyckoff cùng người mới: Nhận diện sự kiện mua/ bán cao trào trên biểu đồ. Sau xu hướng kéo dài, khi có sự xuất hiện của khối lượng lớn, hãy hết sức chú ý đến khả năng hình thành sự kiện cao trào. Đây là một trong những ưu điểm tuyệt vời nhất của phương pháp luận Wyckoff: Nó cho chúng ta góc nhìn về bối cảnh thị trường. Chúng ta biết nên phải tìm kiếm điều gì.

Một điều cần nhớ là không phải lúc nào, sự kiện PS hoặc PSY cũng xuất hiện trong chuỗi sự kiện này và chức năng của nó có thể được thể hiện bằng sự kiện cao trào. Đó là lý do tại sao chúng tôi luôn nhắc đi nhắc lại rằng điều quan trọng là phải áp dụng một cách linh hoạt phương pháp này. Chúng ta có sẵn thông tin về bối cảnh và chuỗi sự kiện Wyckoff cơ bản, nhưng điều cần thiết là chúng ta phải để thị trường tự do thể hiện điều mà thị trường muốn; không được phép gò ép thị trường đi theo bản đồ của chúng ta, vì tìm cách kiểm soát thị trường là một điều hết sức sai lầm.

Sự kiện bán cao trào (SC)

Sự kiện Bán Cao Trào này nằm trong bối cảnh tương tự như sự kiện mua cao trào (PSY). Cả hai sự kiện này có thể diễn ra trên đồ thị và tâm lý đằng sau là giống hệt nhau. Ngoài ra, chúng ta phải xem sự kiện này là SC tiềm năng vì sự xác nhận sẽ xuất hiện khi sau đó có hai sự kiện xác nhận kết thúc Pha A (là Hồi Phục Kỹ Thuật và ST).

Phương Pháp Wyckoff cùng người mới: Nhận diện sự kiện mua/ bán cao trào trên biểu đồ

Bán Cao Trào là một dấu hiệu cực kỳ mạnh mẽ. Sau một giai đoạn giảm giá, chúng ta sẽ chạm tới điểm thị trường cắm đầu rớt rất nhanh do sự hậu thuẫn của thông tin tiêu cực. Lúc này, giá trở nên hấp dẫn đối với dòng tiền thông minh, họ sẽ bắt đầu mua/hoặc tích lũy tại các mức giá thấp này.

Bán Cao Trào xảy ra sau một sự sụt giảm rất lớn. Đây là sự kiện thứ hai xuất hiện ngay sau PS và diễn ra trong Pha A để chặn lại xu hướng giảm trước đó.

Bán cao trào kiệt sức

Một xu hướng giảm không phải lúc nào cũng kết thúc với sự xuất hiện của thanh khoản cao trào. Vẫn có một cách khác để xu hướng kết thúc, đó là khi lực bán đang kiểm soát bối cảnh thị trường dần dần biến mất.

Những người bán không còn quan tâm đến việc đẩy giá xuống mức thấp hơn nữa và đóng vị thế bán khống (chốt lợi nhuận). Việc thiếu đi sự quyết liệt của bên bán khống sẽ tạo ra bối cảnh thị trường cho hiện tượng kiệt sức .Dễ thấy, thái độ không hờ hững của nhà giao dịch sẽ được thể hiện trên đồ thị bằng các nến có khung giá hẹp hoặc trung bình đi kèm khối lượng thấp hoặc trung bình.

Điều khá thú vị với loại hành động giá này là dù sự kiện chúng ta đang chứng kiến không phải là dạng cao trào dẫn tới sự chấm dứt xu hướng, thì trong cách đặt tên của cấu trúc, ta vẫn nhận diện đáy của nó là SC

Mua cao trào (BC)

Mua Cao Trào là một dấu hiệu yếu (SOW) rõ ràng của thị trường. Sau một xu hướng tăng, dưới tác động của các thông tin tích cực và lực mua vào điên rồ đến phi lý của các nhà giao dịch thiếu thông tin sẽ khiến cho giá tăng tốc rất nhanh.

Lúc này, thị trường đã chạm tới một mức giá không còn hấp dẫn để tiếp tục tham gia, các nhà giao dịch có đầy đủ thông tin sẽ bắt đầu rời khỏi vị thế mua, thậm chí tiến hành xây dựng vị thế bán khống bởi họ kỳ vọng giá giảm sâu.

Mua Cao Trào là sự kiện thứ hai xuất hiện sau PSY và diễn ra trong Pha A để chặn lại xu hướng tăng trước đó.

Chuyển động cao trào phát sinh là do các nhà giao dịch chuyên nghiệp nâng giá lên, theo sau là các nhà giao dịch thiếu thông tin nhảy vào mua vì họ vốn dĩ hành động dưới sự chi phối bởi cảm xúc.

Hiện tượng này là một cái bẫy. Nó tạo ảo tưởng như thể có lực mua với một sự quyết liệt nhất định nhưng thực tế, chủ đích đằng sau là hoàn toàn ngược lại. Tất cả lệnh mua đều được đối ứng sẵn với các lệnh bán.
Giá không thể tăng cao hơn vì các tay chơi lớn, tức nhóm nhà đầu tư đủ khả năng đưa giá lên tiếp, lại liên tục bán ra để hấp thụ hết lệnh mua.

Với sự xuất hiện của Mua Cao Trào (BC), chúng ta có thể tiến hành xác định giới hạn trên của khung giá; các mức đỉnh cao nhất sẽ tạo nên phần phía trên của cấu trúc (vùng kháng cự).

Điểm kháng cự ban đầu (PSY) và mua cao trào (BC) có sự tương đồng cao. Cách chúng xuất hiện trên đồ thị và tâm lý đằng sau hai sự kiện này đều giống nhau. Sự khác biệt duy nhất giữa hai sự kiện là PSY thất bại trong việc chặn xu hướng tăng trước đó (tức sau khi xuất hiện PSY, giá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng), còn BC khiến xu hướng tăng bị chặn lại (ít nhất là tạm thời).

Ban đầu, chúng ta chỉ xem BC là một BC tiềm năng, vì cần phải đợi hai sự kiện sau đó xuất hiện để xác nhận sự kết thúc của pha A, đó là (điều chỉnh kỹ thuật) AR và test (ST).

Mua cao trào kiệt sức

Một xu hướng tăng không phải lúc nào cũng kết thúc với khối lượng cao trào. Có một cách khác để kết thúc xu hướng tăng, đó là khi lực mua đang kiểm soát bối cảnh thị trường dần dần biến mất

Bên mua không còn hứng thú với các mức giá cao hơn và đóng vị thế (chốt lãi). Việc thiếu đi sự quyết liệt của bên mua sẽ tạo nên mức giá kháng cự tiềm năng do lúc này, thị trường đã kiệt sức

Tình trạng thiếu sôi động này sẽ được thể hiện trên đồ thị bằng những cây nến có khung giá trung bình hoặc hẹp đi kèm khối lượng trung bình hoặc thấp

Mặc dù hành động này không mang những đặc điểm phổ biến của sự kiện cao trào, nhưng chúng ta vẫn định nghĩa chúng là BC. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa Mua Cao Trào và Mua Cao Trào Kiệt Sức.

Một trong những tín hiệu giúp chúng ta nhận diện Mua Kiệt Sức là sự xuất hiện của các PSY cao hơn liên tiếp

Các PSY tiềm năng này nói chung thường có khối lượng giảm dần. Điều này cho thấy các nhà giao dịch chuyên nghiệp đã không còn quyết liệt mua và bắt đầu tận dụng lợi thế sự tiếp diễn xu hướng tăng để chốt lợi nhuận. Điều này có thể dẫn tới việc thị trường tạo các đỉnh mới nhưng ở đỉnh cuối cùng chúng ta không nhìn thấy sự mở rộng của khung giá và khối lượng. Đây chính là một hiện tượng Mua Kiệt Sức