Phương pháp Wyckoff: Sự kiện #7: Xác nhận (Confirmation). Chúng ta sẽ tự tin hơn khi đánh nhãn tên các chuyển động trước đó, và lúc này, sự kiểm tra của chúng ta chính là sự kiện xác nhận.
Phương pháp Wyckoff Sự kiện #7: Xác nhận (Confirmation)
Khi sự kiện Điểm phá vỡ xuất hiện, nó chỉ là dấu hiệu “tiềm năng” vì sự xác nhận đến từ hành động kiểm tra. Giống như sự kiện Rũ bỏ, các tín hiệu của SOS hay SOW đều cần phải kiểm tra (test) lại.
Nếu chúng ta có kiểm tra thành công, chúng ta sẽ tự tin hơn khi đánh nhãn tên các chuyển động trước đó, và lúc này, sự kiểm tra của chúng ta chính là sự kiện xác nhận. Nói cách khác, kiểm tra sẽ xác nhận liệu chuyển động giá mà chúng ta đang chứng kiến có chuyển dịch theo hướng chúng ta kỳ vọng hay không.
Hình minh họa: Điểm Hỗ Trợ Cuối Cùng (LPS).
Về mặt thuật ngữ, nếu điểm phá vỡ hướng lên được gọi là Dấu Hiệu Mạnh (SOS) hoặc Vượt Qua Điểm Creek – JAC (Jump Across the Creek), thì chuyển động kéo ngược sau điểm phá vỡ được gọi là Điểm Hỗ Trợ Cuối Cùng – LPS (Last Point of Support) hoặc Điều Chỉnh Kéo Về Đỉnh Creek – Back Up to the Edge of the Creek (BUEC).
Trong ví dụ giảm giá, điểm phá thủng ( breakdown ) là một Dấu Hiệu Yếu (SOW) và chuyển động kéo lên để xác nhận nó được gọi là LPSY (Last Point of Supply – Điểm Kháng Cự Cuối Cùng) hoặc FTI (Fall Through The Ice – Xuyên Thủng Lớp Băng), mặc dù thuật ngữ sau ít phổ biến hơn. Ở đây, ICE (Lớp băng) là vùng hỗ trợ trong cấu trúc và thuật ngữ này tương tự như Creek trong cấu trúc tăng giá. Nhưng làm thế nào chúng ta biết liệu có nên chờ sự kiện xác nhận hay không?
Tất nhiên, chúng ta không thể biết được. Điều chúng ta đang làm là tìm thêm manh mối để phỏng đoán kịch bản có xác suất xảy ra cao hơn. Trong trường hợp này, để chờ sự kiểm tra xác nhận, trước hết, chúng ta nên thấy giá tạo nên chuyển động gấp gáp và đột ngột, thể hiện ở việc mở rộng trong khung giá và khối lượng giao dịch tăng lên. Lúc này, kịch bản chính mà chúng ta nên đi theo là chờ cho đến khi có chuyển động đảo chiều rồi mới mở vị thế giao dịch.