Học và thực hành Wyckoff 2.0: Tích Lũy hoặc Phân phối thất bại. Wyckoff 2.0 – Chúng ta không thể xác định chính xác đang là giai đoạn tích lũy hoặc phân phối cho đến khi các cấu trúc được hình thành đầy đủ.

Học và thực hành Wyckoff 2.0: Tích Lũy hoặc Phân phối thất bại

Hiện tượng xảy ra khi chúng ta phân tích tất cả các dấu vết quan sát được trên biểu đồ cho thấy rằng sự mất cân bằng đang xảy ra về một phía nhưng tại thời điểm quyết định thì phe đối diện lại gây sức ép mạnh mẽ, chúng ta sẽ gọi là sự tiếp diễn thất bại hoặc là cấu trúc đảo chiều.

Trong quá trình hình thành cấu trúc giá, các lực mua -bán của thị trường có thể bị thay đổi liên tục (theo hướng có lợi cho người mua hoặc người bán) khiến cho thị trường đảo chiều, tùy thuộc vào các nhà giao dịch và định giá của họ cho từng tài sản.

Nhưng đã biết, chúng ta không thể xác định chính xác đang là giai đoạn tích lũy hay phân phối cho đến khi các cấu trúc được hình thành đầy đủ, vì vậy sẽ hợp lý hơn khi chúng ta tránh sử dụng khái niệm Cấu trúc thất bại, vì một cấu trúc tích lũy thất bại có thể sẽ trở thành một cấu trúc phân phối và ngược lại.

Nhưng đây vẫn là một khái niệm thú vị giúp chúng ta có thể hiểu được những động lực quan trọng của thị trường, đó là cách các nhà giao dịch khác nhau có thể can thiệp vào thị trường trong từng thời điểm.

Khi giá tạo ra một điểm SPring tiềm năng ở đáy của cấu trúc và từ đó đảo chiều hướng đỉnh của cấu trúc, rõ ràng đã có một lực mua mạnh mẽ. Nhưng chúng ta sẽ không thể biết lực mua đó sẽ duy trì trong bao lâu và khi nào những người mua cổ phiếu ở điểm SPring sẽ đóng vị thế của mình. Có thể họ chỉ đơn giản là những nhà giao dịch ngắn hạn, tận dụng cấu trúc giá để kiếm lời ngắn hạn (khi giá quay lại mức giá cao nhất bên trong cấu trúc giá đi ngang). Hành động này sẽ làm sức mạnh của phe mua suy yếu và sức mạnh của phe bán mạnh hơn, có thể sẽ dẫn đến một đợt giảm giá mới.

Học và thực hành Wyckoff 2.0: Tích Lũy hoặc Phân phối thất bại

Học và thực hành Wyckoff 2.0: Tích Lũy hoặc Phân phối thất bại

Hoặc cũng có thể đây là những nhà đầu tư sẽ nắm giữ dài hạn và làm mọi cách để duy trì đà tăng của tài sản, từ đó giúp phát triển đầy đủ cấu trúc tích lũy.

Ngoài ra, chúng ta cũng không thể loại trừ trường hợp có những nhà giao dịch dài hạn, với khả năng di chuyển thị trường lớn hơn đang chờ đợi xu hướng đi lên muốn tận dụng lợi thế của nó và tham gia bán khống mạnh mẽ.

Mặt khác, bạn cũng nên nhớ rằng không phải tất cả các nhà giao dịch đều sẽ thắng một cách có hệ thống và lặp đi lặp lại theo thời gian. Đôi khi nhiều người trong số họ buộc phải chịu lỗ, và cấu trúc thất bại này có thể là một ví dụ hoàn hảo. Như AI Brooks đã nói trong cuốn sách của mình về hành động giá rằng:

Trong thị trường thanh khoản, mọi biến động giá dù là nhỏ nhất đều được tạo bởi một nhà giao dịch lớn và một số nhà giao dịch nhỏ. Đó là một cuộc chiến tranh giành sự cân bằng, trong đó sẽ có một bộ phận có lợi nhuận và một số khác bị thua lỗ.

Chìa khóa để xác định liệu chúng ta có đang đứng trước một cấu trúc thất bịa hay không là khi tất cả những dấu hiệu đang ủng hộ cho việc tiếp diễn xu hướng nhưng tại điểm đột phá quyết định, giá kiểm tra lại điểm phá vỡ thất bại và đảo chiều theo hướng ngược lại.

Để ví dụ sự tích lũy thất bại, chúng ta sẽ phải nhìn ra được tất cả dấu hiệu đều cho thấy rằng thị trường đang được kiểm soát bởi người mua, rằng một điểm Spring tiềm năng, và là sự bứt phá tăng giá thật sự từ góc nhìn của hành động giá và khối lượng. Nhưng cuối cùng khi giá tại điểm BUEC tiềm năng, giá không thể tiếp tục tăng và sự mất cân bằng nghiêng về phe bán, khiến cho cấu trúc chuyển thành cấu trúc phân phối.

Điều tương tự diễn ra theo hướng ngược lại để xác định cấu trúc phân phối thất bại: Tất cả các dấu hiệu cho thấy người mua đang kiểm soát, hình thành điểm Up thurust sau Phân Phối (Upthrust after Distribution), giá tại điểm đột phá thực sự đảo hiểu và điểm Kiểm tra sau điểm Phá vỡ, người mua tham gia và đảo chiều thành cấu trúc Tích lũy.

Điều quan trọng cần ghi nhớ là chúng ta sẽ không biết liệu thị trường có tiếp tục bị kiểm soát bởi một phe nữa hay không, vì bất cứ khi nào cũng có thể có một nhà giao dịch lớn xuất hiện và phá vỡ cấu trúc. Những gì ban đầu được hình thành với sức mạnh nghiêng về một phía, nhưng cuối cùng, với sự xuất hiện của một nhà giao dịch lớn này, phe đối diện đột nhiên trở nên mạnh mẽ và kiểm soát thị trường.

Vì vậy, chúng ta có 2 luận điểm không chắc chắn:

  • Chúng ta sẽ không biết được ý định của các nhà giao dịch đang hỗ trợ xu hướng hiện tại. Rằng liệu họ có phải những nhà giao dịch ngắn hạn và sẽ chuyển sang phe đối diện để đóng vị thế trong ngắn hạn hay không, hay họ là những nhà giao dịch dài hạn và sẽ tiếp tục gắn bó với xu hướng hiện tại cho đến khi cấu trúc giá được phát triển hoàn chỉnh.
  • Chúng ta sẽ không biết liệu các nhà giao dịch lớn có tham gia thị trường hay không. Tại thời điểm quyết định – sự kiện Kiểm tra sau điểm Phá vỡ, để xác nhận xu hướng – các nhà giao dịch chủ động với khả năng đẩy thị trường theo hướng ngược lại có thể xuất hiện, vì về lâu dài, họ có thể có một tầm nhìn khác.

Chúng ta sẽ có thể phải đối mặt với những khó khăn này liên tục, vì vậy chúng ta chỉ nên hành động tại điểm cân bằng sau cùng, cần xác nhận được sự kiện chi phối: The Shock – Cú Sốc.

Shakeout (Rũ bỏ) được đề cập đến ở trên là dạng mẫu hình thôi thúc hành động nhất trên thị trường. Logic của nó mạnh mẽ đến mức khiến chúng ta luôn có khuynh hướng làm theo. Các nhà giao dịch thông thường sẽ giao dịch dựa theo tín hiệu chi phối cuối cùng: The Shock, tức là sẽ mua khi gặp điểm Spring tiềm năng hoặc bán sau khi gặp Upthrust tiềm năng.

Một số nhà giao dịch có thể quyết định họ sẽ chờ đợi khi mức giá tại các điểm cực đạt ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự của cấu trúc, và chỉ giao dịch tại các Upthrust/Spring tiềm năng, họ coi đây là cách giao dịch có lợi và là tóm tắt đơn giản nhất của toàn bộ phương pháp. Đây cũng chính là vẻ đẹp của phương pháp Wyckoff, nó cung cấp các hiểu khách quan nhất về cách mà thị trường sẽ vận hành, mỗi nhà giao dịch có thể sử dụng các nguyên tác phương pháp và tự phát triển cho mình một chiến lược giao dịch.

Theo quan điểm của tôi, những dấu hiệu xuất hiện khi bắt đầu hình thành cấu trúc cũng rất quan trọng, chúng giúp tôi có thể thiết lập các kịch bản với xác suất cao hơn. Ví dụ, nếu tôi quan sát các đặc điểm của quá trinh phân phối khi hình thành cấu trúc và sau đó hình thành một điểm phá vỡ giảm giá hay một điểm Spring tiềm năng, thì việc phân tích khi hình thành cấu trúc sau đó hình thành một điểm phá vỡ giảm giá hay một điểm Spring tiềm năng, thì việc phân tích bối cảnh trước đó sẽ khiến tôi ủng hộ kịch bản giảm giá nhiều hơn.

Trong khi các nhà giao dịch khác chỉ thực hiện giao dịch tại các điểm cục mà không đánh giá thêm bất kỳ dấu hiệu khác, sẽ ủng hộ kịch bản ngược lại. Nhìn chung trong ví dụ này, thì trường sẽ phát triển nghiêng về phía tiếp tục phân phối vì sự mất cân bằng tiềm ẩn (giữa phe mua và bán) đã được phản ánh vào giá trong suốt quá trình hình thành cấu trúc.